Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

Phần 47: Một câu chuyện thương tâm nhưng có thật xảy ra giữa thủ đô Hà Nội, Ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bảo Sơn – bố đẻ chị Thủy dung túng cho con gái thuê vệ sĩ, cho vệ sĩ đánh con rể giữa phố Liễu Giai trước mặt hai cháu ngoại chỉ vì con rể muốn nhìn mặt con, giam giữ hai cháu ngoại làm con tin tại khách sạn Bảo Sơn không cho đi học, không cho bố và gia đình nhà nội gặp mặt đã hơn một năm nay với mục đích ép anh Minh phải không được chia khối tài sản 500 triệu đô??? Tại sao vấn đề tranh chấp tài sản 500 triệu đô lại được đưa ra vào phút cuối??? Thụ lý và xét xử vụ án sai nhiều về tố tụng nhưng thẩm phán Đỗ Quảng Oai vẫn đang hoàn thiện các giấy tờ để ứng cử vào chức “Phó chánh tòa dân sự” Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội???

Một câu  chuyện thương tâm nhưng có thật xảy ra giữa thủ đô Hà Nội, Ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bảo Sơn – bố đẻ chị Thủy  dung túng cho con gái thuê vệ sĩ, cho vệ sĩ đánh con rể giữa phố Liễu Giai   trước mặt hai cháu ngoại chỉ vì con rể  muốn nhìn mặt con, giam giữ hai cháu  ngoại làm con tin tại khách sạn Bảo Sơn không cho đi học, không cho bố và gia  đình nhà nội gặp mặt đã hơn một năm nay với mục đích ép anh Minh phải  không được chia khối tài sản 500 triệu đô??? Tại sao vấn đề tranh chấp tài sản  500 triệu đô lại được đưa ra vào phút cuối??? Thụ lý và xét xử vụ án sai nhiều  về tố tụng nhưng thẩm phán Đõ Quảng Oai vẫn đang hoàn thiện các giấy tờ để  ứng cử vào chức “Phó chánh tòa dân sự” Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội??? 


 Phần 47:
 Ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bảo Sơn – bố đẻ chị Thủy “Quân tử nhất ngôn là quân tử dại, quân tử “lừa thông gia” mới là quân tử khôn”???Phó chánh án Tạ Quốc Hùng và thẩm phán Đỗ Quảng Oai thật sự “yếu về chuyên môn” hay chỉ là chiêu “lừa” anh Minh???Nữ đại gia Bảo sơn luôn “dựng chuyện và cung cấp các chứng cứ giả mạo” cho tòa án để đường dây chạy án do Phó chánh án Tòa Hà Nội Đào Sĩ Hùng cầm đầu xét xử trái pháp luật???Anh Minh và gia đình anh có bị lừa ???


  Mạnh tay chi hàng trăm triệu đồng cho các quỹ khuyến học nhưng các Ông chủ, bà chủ tương lai của Tập đoàn Bảo Sơn lại đang bị thất học !!! Chi nhiều tiền như vậy có phải để làm từ thiện hay đó là một cách “hối lộ tinh vi” để các quan chức ngành giáo dục “bảo kê” cho hành vi “chạy án” của nữ đại gia Bảo Sơn Nguyễn Thanh Thủy???


Nữ Đại gia Bảo sơn Nguyễn Thanh Thủy - Con gái đầu của Ông Nguyễn Trường Sơn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bảo Sơn đang là tâm điểm của dư luận với vụ ly hôn, chạy án tranh chấp tài sản 500 triệu đô đang thuyết giáo về đạo đức sống trước mặt các tăng ni và phật tử !!!
Chi tiết quý vị xem tại phần 43 theo đường dẫn sau:

Mở đầu bài viết này nhóm phóng viên của chúng tôi xin được thay mặt anh Minh gửi lời cảm ơn tới toàn bộ các quý vị độc giả đã yêu quý, ủng hộ góp ý kiến quý  báu  cho anh Minh trong vụ án ly hôn đắt giá nhât Việt nam tranh chấp tài sản lên tới 500 triệu đô tại Tập đoàn Bảo Sơn. Nhân dịp năm mới chúng tôi cùng anh Minh xin được gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới toàn bộ các quý vị độc giả và gia đình với một mong muốn năm mới sẽ  nhận được nhiều hơn những ý kiến đóng góp của các độc giả.
Vâng, theo khái niệm của cha ông ta từ xưa thì để làm được người quân tử thì rất khó và những ai đã tự nhận mình là quân tử thì phải luôn tự tu dưỡng bản thân mình từ lời ăn, tiếng nói, cách đối nhân xử thế sao cho xứng đáng với danh hiệu mà mình tự nhận. Chúng tôi nghĩ rằng Ông Nguyễn Trường Sơn cũng vậy, Ông cũng tự nhận mình là người quân tử còn cách hành xử của Ông như thế nào thì đó là quan điểm nhìn nhận của mỗi người thôi!!! Vì nhận mình là quân tử nên Ông thẳng thắn chê trách những cử chỉ không quân tử của Ông Nguyễn Hữu Khai chủ tich Tập đoàn Bảo Long như lập hồ sơ kê khai tài sản, tự đề xuất giá và bán lại cho Bảo Sơn nhưng khi bàn giao xong, được mấy hôm thì âm thầm “vác đi bán”.. và kết luận “ “quân tử” ai lại làm chuyện cò con như thế”.

Chi tiết quý vị click theo đường dẫn sau:


nhưng bản thân Ông trong cách ứng xử đã thực sự quân tử ???

Vâng, chúng tôi viết những dòng này cũng chẳng có ý dạy dỗ gì Ông bởi vì cũng chỉ một năm nữa là Ông cũng bước vào tuổi 70, cái tuổi "xưa nay hiếm" và ở tuổi đó con người ta thường sống bằng những hoài niệm xem trong quá khứ mình làm được những điều gì, cái gì chưa tốt thì cố làm lại cho tốt…Chúng tôi cũng hiểu những tâm tư của Ông khi mà Ông đã “mồ côi” cha từ khi mới 5 tháng tuổi, cuộc đời Ông vất vả và bất hạnh vậy nhưng cuộc đời con gái Ông cũng không sung sướng hơn Ông khi chị Thủy cũng mồ côi mẹ vào năm 13 tuổi. Cho tới giờ phút này hai đứa cháu ngoại của Ông là con chị Thủy và anh Minh một đứa mới 7 tuổi, một đứa mới 4 tuổi đáng lẽ phải rất hạnh phúc vì chúng đang có cả bố lẫn mẹ và có gốc gác cả hai gia đình nội ngoại đầy đủ. Truyền thống của dân tộc ta vẫn vậy, cả nghìn năm nay ngày Tết là ngày xum họp gia đình vậy mà đã ba cái Tết Ông không cho hai cháu về nhà nội thắp cho Ông bà tổ tiên một nén hương. Thật vậy, tết năm 2010 Ông giả vờ đưa các cháu về nhà nội ngồi được 15p rồi kiếm cớ đi mất, năm 2011 thì dung túng cho con gái giữ hai đứa con từ ngày 12/01/2011 cho tới tận bây giờ không cho chúng về nhà nội thắp hương trong các dịp lễ tết. Chúng tôi thì hiểu hai bố con Ông là những trẻ mồ côi, những chuyện lễ nghĩa về gia đình không được dạy dỗ từ bé nhưng Ông đã tự nhận mình là người quân tử thì Ông phải tự tu dưỡng, phải hiểu và phải dạy cho con gái mình hiểu những lý lẽ, những lẽ phải trên cuộc đời chứ??? Chúng tôi biết trong xã hội hiện đại bây giờ gia đình anh Minh cũng không bao giờ trọng nhà nội hơn nhà ngoại bằng chứng là hai đứa cháu của Ông khi đặt tên là Bảo Hưng và Bảo Nhi để bên cạnh việc nó mang họ nội theo bố thì nó vẫn biết họ ngoại là ai ??? Là người lớn, lại tự nhận mình là quân tử Ông phải hiểu rằng hai đứa cháu ngoại của Ông không phải do “một mình hai bố con Ông nặn ra” nhưng Ông lại không biết gương mẫu bản thân mình lại còn đi “lừa cả thông gia” để mang cháu về cho con mình giữ ??? Ông cũng có con trai dù bây giờ nó mới 8 tuổi nhưng Ông sẽ nghĩ sao và có cảm nhận thế nào  khi trong tương lai thông gia của Ông và con dâu Ông cũng lừa để giữ cháu nội của Ông và không cho chúng về thắp hương tổ tiên nhà Ông trong 3 năm???








Một câu chuyện thương tâm nhưng có thật xảy ra giữa thủ đô Hà Nội, Ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bảo Sơn – bố đẻ chị Thủy dung túng cho con gái thuê vệ sĩ, cho vệ sĩ đánh con rể giữa phố Liễu Giai vì muốn nhìn mặt con, giam giữ hai cháu ngoại làm con tin tại khách sạn Bảo Sơn không cho đi học và không cho bố và gia đình nhà nội gặp mặt đã hơn một năm nay với mục đích ép anh Minh phải không được chia khối tài sản chung 500 triệu đô???


Vâng, Ông vẫn hay nói với mọi người là bây giờ Ông ngủ được rất ít, thường cả đêm không ngủ được và Ông luôn phải uống thuốc ngủ mỗi tối, vậy thì trong những đêm không ngủ được đó có bao giờ Ông nghĩ răng mình làm như vậy là "quá" không ??? Thôi thì cái sai trong cuộc đời thì ai cũng sẽ có lần mắc phải nhưng quan trọng là phải biết sửa lỗi đó như thế nào thôi !!! Ông có nghĩ rằng mình hoàn toàn đúng khi "lừa cả thông gia" cho con gái mình giữ cháu xong lại sai lái xe Hoàng Văn Đông vu cáo con rể ra cơ quan Công an rồi nộp đơn đó lên tòa án để chối tội cho mình, giúp đường dây chạy án do Phó chánh án Tòa Hà Nội Đào Sĩ Hùng cầm đầu vin vào đó để xử sai pháp luật ??? Đúng, có thể con rể Ông có cảnh giác là yêu cầu lái xe Hoàng Văn Đông viết giấy xác nhận là đã mang cháu Bảo Hưng ra khỏi nhà để về nhà Ông ngoại ăn giỗ vì giữa vợ chồng hai con Ông đang có mâu thuẫn, tờ giấy này chỉ có giá trị chứng minh là con rể Ông không bao giờ có ý định giữ con để độc chiếm một mình???  Phải chăng đó là cách ứng xử của người quân tử ???


Giấy xác nhận và Đơn trình bày của lái xe Hoàng Văn Đông về sự việc ngày 12/01/2011.


Trong buổi họp giữa hai gia đình ngày 30/01/2011 sau khi Ông xin lỗi Ông Hải là bố anh Minh xong thì Ông Hải có yêu cầu hai bên thỏa thuận để cho các cháu về ăn tết tại hai nhà và thời gian thì do con gái Ông quyết định nhưng trước mặt Ông con gái Ông ngang nhiên tuyên bố “Anh Minh phải ký vào giấy là không được kiện một bên thứ ba nào khác thì mới được mang cháu về” còn Ông thì ngồi im lặng, không lẽ Ông quên mất là Ông vừa xin lỗi thông gia ???
Vâng, sau đó Ông cũng nói với mọi người là “cháu Thủy nó lớn, nó tự quyết định tôi không ngăn được nó” nhưng Ông phải biết nó đang giữ con trái pháp luật  trong khách sạn của Ông, thuê vệ sĩ của Ông và vì có sự dung túng của Ông nên vệ sĩ của Ông mới ngang nhiên đánh bố trước mặt con chỉ vì bố hai đứa trẻ muốn nhìn mặt con !!!
Báo Lao động thủ đô ngày 13/08/2011



Báo Xây Dựng và Pháp luật ngày 24/08/2011



Quý vị click vào đường dẫn sau để xem báo điện tử :


Đơn đề nghị ngày 01/12/2011 trong đó trường Hanoi Academy đã xác nhận chị Thủy không cho hai cháu đi học từ ngày 29/09/2011 cho tới ngày xác nhận 05/12/2011





Và cho tới ngày 01/02/2012 vừa rồi hai cháu vẫn bị nhốt trong khách sạn Bảo Sơn không cho đi học và bố của chúng thì chạy khắp nơi để kêu cứu cho con mình được đi học còn vào ngày 10/01/2012 thì trường thì vẫn không có biên bản trả lời gì với những yêu cầu của anh Minh !!

Chi tiết về các quan chức ngành giáo dục “bảo kê” cho hành vi “chạy án” của con gái Ông Nguyễn Trường Sơn quý vị click theo đường dẫn sau:


Qua phần 43 chúng tôi đã trình bày việc bố con Ông giữ hai đứa trẻ hoàn toàn không phải vì anh Minh là bố của hai đứa trẻ là một người nguy hiểm theo như đơn tố cáo của con gái Ông bởi vì nếu vậy con gái Ông đã không “bật đèn xanh” để trường Hanoi Academy xắp xêp cho anh Minh thăm con tại trường mà không được đón con. Đến đây thì việc giam hai đứa trẻ làm con tin tại khách sạn Bảo Sơn của Ông nhốt không cho đi học, không cho cho gặp bố và Ông bà nội với mục đích ép anh Minh phải không được chia khối tài sản chung 500 triệu đô đã được minh chứng sáng tỏ !!!

Anh Minh và gia đình anh có bị “lừa”???Tại sao vấn đề tranh chấp tài sản 500 triệu đô lại được đưa ra vào phút cuối???
Để giúp các độc giả có cách nhìn khách quan đa chiều về sự việc này chúng tôi đã đi xác minh tại các bên có liên quan và được biết như sau: Trong quá trình chị Thủy làm đơn xin ly hôn và kiện tại tòa án Ông Sơn là bố chị Thủy luôn luôn nói với anh Minh và gia đình anh rằng Ông sẽ từ từ khuyên chị Thủy thay đổi ý định. Vì không muốn con, cháu mình sống thiếu một trong hai bố mẹ nên anh Minh và gia đình đã phải chấp nhận cả những đòi hỏi hết sức vô lý của chị Thủy. Ông Sơn thì cứ “vừa đấm, vừa xoa” vì Ông hiểu rằng nếu Ông lộ ra quan điểm là muốn giành hai đứa con của nhà nội thì chắc chắn việc chia tài sản sẽ xảy ra và toàn bộ sổ sách kế toán của tập đoàn sẽ bị kiểm toán ngay  dẫn đến lúc đó nếu các căn cứ về việc trốn thuế tại Tập đoàn Bảo Sơn được minh chứng như các Đơn tố cáo của quần chúng nhân dân thì Tập đoàn sẽ không tránh khỏi trách nhiệm bị truy cứu hình sự. Cho đến ngày 29/11/2010 quan điểm của Ông vẫn là mong anh Minh, chị Thủy được đoàn tụ và nếu có ly hôn thì mỗi người nuôi một đứa con.


Biên bản hòa giải ngày 29/11/2010 tại tòa án Quận Hoàn Kiếm


Nhưng thật bất ngờ vào sau tết âm lịch năm 2011 sau khi trở mặt dung túng cho con gái giữ hai cháu làm con tin vào ngày 12/01/2011 thì vào ngày 16/02/2011 Ông đã thay đổi quan điểm 180 độ khi đề nghị cho chị Thủy nuôi hai đứa con. Vậy có phải vào thời điểm đó án đã được chạy xong nên Ông Sơn đã trở mặt thay đổi quan điểm  với mục đích là để anh Minh và gia đình không kịp trở tay, vụ án ly hôn sẽ đưa ra xét xử ngay còn tài sản sẽ phải kiện theo một vụ án khác ???
Đơn đề nghị ngày 16/02/2011 của Ông Nguyễn Trường Sơn






Về sự việc này thì chúng tôi có quan điểm là chuyện tình cảm đã dứt khoát thì chuyện tiền bạc cũng phải sằng phẳng. Nếu giả sử đúng như lời chị Thủy nói anh chị không có tài sản chung thì chị chỉ cần đưa ra căn cứ chứng minh đó là tài sản riêng của chị là vụ án có thể nhanh chóng giải quyết. Bản thân anh Minh luôn mong muốn đoàn tụ, chị đi ngoại tình nhưng lại dùng chính lỗi ngoại tình của mình đi “chạy án” để được xử ly hôn. Con có hai đứa thì điều kiện của cả hai đều nuôi tốt như nhau chị giành cả hai. Tài sản chung của vợ chồng thì chị giành lấy một mình, nợ chung của vợ chồng thì chị để cho một mình anh Minh gánh. Để thực hiện ý đồ đó chị bất chấp tất cả, đi chạy án, dựng chuyện, vu khống thậm chí ngay cả đến con mình chị cũng nhốt không cho đi học !!!


Nếu bố của chị Ông Nguyễn Trường Sơn vừa “ lừa thông gia” vừa cho lái xe tố cáo con rể ra cơ quan Công an sau đó gửi chứng cứ đó ra tòa thì chị cũng không chịu kém cạnh, hơn một năm nay chị thuê vệ sĩ giữ con ngăn cản không cho giữ bố và Ông bà nội của hai đứa trẻ gặp với mục đích gây sức ép để bố của hai đứa trẻ không được đòi chia tài sản chung thế mà chị lại viết Đơn tố cáo lên tòa nói anh Minh đến trường học hai của con gây khó đễ để hai đứa bé không được đi học. Nếu anh Minh không tố cáo trường Hanoi Academy vì đã "bảo kê" cho chị thì liệu trường có xác nhận cho anh là anh luôn tỏ ra là người lịch thiệp, nói năng nhã nhặn không hề có biểu hiện thiếu văn hóa hay không? Phải chăng chị cứ viết bậy bạ và sai sự thật như vậy để các Ông Tạ Quốc Hùng và Đỗ Quảng Oai vin vào đó để tiếp tục "bảo kê" cho những hành vi sai trái của chị ???


 Đơn tố cáo sai sự thật của nữ đại gia Bảo Sơn nộp cho tòa án vào ngày 14/12/2011



Thông báo trả lời Đơn tố cáo được chuyển cho anh Minh vào ngày 05/01/2012

Vậy thì ở đây qua biên bản làm việc này trường có bảo kê cho chị Thủy hay không? Có cho vệ sĩ vào trường  để ngăn cản anh Minh hay không mời quý vị hãy xem đoạn Videoclip được chúng tôi thực hiện vào 12/2011  sau để thấy rõ sự lừa đảo của những người tự cho mình là lãnh đạo của giáo dục !!! Vậy thì đây là "Giáo dục hay Phản giáo dục!!!"



Và tiếp theo là sự hợp lý hóa của các cơ quan tòa án cho chj Thủy



Và sau đó là các văn bản gỡ tội cho nữ đại gia Bảo Sơn trong đó Phó chánh án Tạ Quốc Hùng đã khẳng định một cách sai Pháp luật rằng “Bản án sơ thẩm đã có quyết định về trách nhiệm trực tiếp nuôi con chung” trong khi ai cũng biết án sơ thẩm chỉ có hiệu lực pháp luật sau 15 ngày nếu các đương sự không kháng cáo!!!


          Sau khi phần 42 của chúng tôi ra mắt có nhiều độc giả làm trong lĩnh vực pháp luật viết thư cho chúng tôi. Một độc giả giấu tên hiện đang công tác tại Tòa án Tối cao cho chúng tôi biết : Qua nghiên cứu băng ghi âm và bản lược dich cuộc nói chuyện của Phó chánh án Tạ Quốc Hùng với anh Minh Ông cho rằng căn cứ về Phó chánh án Tạ Quốc Hùng và thẩm phán Đỗ Quảng Oai là “yếu về chuyên môn” hoặc buổi nói chuyện đó là chiêu “lừa” của Ông Tạ Quốc Hùng đối với anh Minh là quá rõ ràng !!! Trong băng ghi âm Ông Hùng cho biết “Bản thân thẩm phán Đỗ Quảng Oai cũng rất tâm trạng, anh Oai đã nộp đơn xin thay đổi thẩm phán cho tôi nhưng tôi chưa chấp nhận, anh để tôi lấy cho anh xem”. Vị độc giả này đặt câu hỏi: “ Chẳng lẽ Ông Hùng và Ông Oai đã công tác trong ngành tòa án lâu như thế, Ông Hùng thì chỉ còn khoảng 3 năm nữa là về hưu, mà lại không biết chỉ có Chánh án mới có quyền thay đổi thẩm phán ???” Còn Ông Oai lại không biết chỉ có Chánh án mới giải quyết được cho mình hay sao mà lại đi nộp đơn cho Ông Hùng ??? Một độc giả giấu tên khác còn tiết lộ thông tin cho chúng tôi là hiện nay Ông Oai đang hoàn thiện các giấy tờ để ứng cử vào chức “Phó chánh tòa dân sự” Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội !!! Chúng tôi và công luận đang đặt câu hỏi với lãnh đạo Tòa Hà Nội rằng với những minh chứng về năng lực của Ông Oai xét xử trong vụ án  như vậy mà vẫn bổ nhiệm Ông là Phó chánh Tòa dân sự??? Chúng tôi cho rằng đây là một vụ án khó, lãnh đạo Tòa hãy thử thách nếu Ông Oai xử được đúng pháp luật thì sau đó có bổ nhiệm cũng chưa muộn !!!

           Theo thông tin chúng tôi xác minh được từ phía anh Minh thì trong buổi làm việc kéo dài 5 tiếng vào ngày 20/01/2012 tại Ban chuyên án thuộc Công an Thành Phố Hà Nội anh Minh vẫn tiếp tục cung cấp cho Ban chuyên án các căn cứ về việc đường dây chạy án do Phó chánh án Phụ trách Tòa lao động Đào Sĩ Hùng cầm đầu trong vụ ly hôn đắt giá nhất Việt Nam tranh chấp tài sản lên tới 500 triệu đô tại Tập đoàn Bảo Sơn. 

 Để viết lời kết cho phần này chúng tôi xin thay mặt anh Minh gửi những lời chúc năm mới tốt đẹp nhất tới các Chủ tịch, Phó chủ tich Quốc Hội, Văn phòng Quốc Hội thành viên của các Ủy ban và Hội đồng dân tộc của Quốc Hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc Hội và 500 đại biểu Quốc Hội; Thủ tướng các Phó thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng, thứ trưởng , người đứng đầu và cấp phó của những người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu các tổ chức thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ; 3829 đại biểu HĐND cấp tỉnh của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ,Ủy ban nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 và toàn bộ các quý độc giả những lời chúc tốt đẹp nhất nhân dịp năm mới 2012. Chúng tôi mong rằng các Quý Ông, Quý Bà với quyền năng và trách nhiệm của mình hãy lên tiếng để xử lý nghiêm khắc những cá nhân sai trái trong vụ án này.

Theo yêu cầu của nhiều độc giả chúng xin đăng tải Videoclip và bản lược dịch đầy đủ

Phân tích về căn cứ:

Chi tiết bài viết xem tại đường dẫn sau:

(Trong băng ghi âm này luật sư Trung đã khẳng định Luật sư Nguyễn Thiều Dương giám đốc công ty luật Đại Việt có địa chỉ tại 335 Phố Kim Mã - Quận Ba Đình - TP. Hà Nội cấu kết cùng Phó chánh án Tòa Hà Nội Đào Sĩ Hùng để chạy án trong vụ ly hôn tranh chấp tài sản 500 triệu đô la)

Ngày 24/12/2011 theo xác minh của chúng tôi từ các bên liên quan, ban chuyên án đã đi xác minh tại tất cả các luật sư và anh Minh - những người đã tham gia vào cuộc nói chuyện này. Tại cuộc nói chuyện ngày 21/04/2011 này chính luật sư Nguyễn Hoàng Trung đã chỉ ra Phó chánh án Đào Sĩ Hùng của tòa Hà Nội đã chỉ đạo và giật dây toàn bộ đường dây chạy án này. Tham gia đường dây chạy án này còn có Chánh án tòa Hoàn Kiếm Lê Anh Xuân, Viện trưởng VKS Quận Hoàn Kiếm….Những điều luật sư Trung đã chỉ trước ra là nữ đại gia Bảo Sơn chỉ cần một bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực để tiếp tục giữ con và mang đi lừa các trường học vẫn đúng cho tới ngày hôm nay khi Phó chánh án Tạ Quốc Hùng và Thẩm phán Đỗ Quảng Oai đã đồng loạt ra hai văn bản trái để giúp nữ đại gia Bảo Sơn để biến một “tờ giấy lộn” thành một văn bản có hiệu lực !!!!




Chúng tôi hoàn thành bản lược dịch này nhằm phục vụ cho Công tác điều tra chạy án của các ban chuyên án…

(Chi tiết tại bài 40A & 40B trên trang luatsuvidan10.blogspot.com theo đường dẫn sau:




Phân tích về căn cứ:


Chi tiết bài viết xem tại đường dẫn sau:



















































































( Không biết với các chứng cứ về về chạy án rõ ràng thế này thì Chánh án tòa tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao sẽ trả lời sao trước công luận khi mà các câu tả lời của hai Ông về vụ án này  sẽ ngay lập tức được VTV1 truyền hình trực tiếp cho cả thế giới xem)
Các Website dự phòng của chúng tôi:
hoặc click google
Đại gia Bảo Sơn ly hôn, chạy án tại tòa Hà Nội
Hay
Tư liệu vụ ly hôn đắt giá nhất Việt Nam
Cần biết thêm thông tin liên hệ với chúng tôi qua hai địa chỉ Email sau:



Xin trân trọng cảm ơn
 ( Mời các bạn đón xem tiếp phần 48)



27 nhận xét:

  1. 1.Tóm tắt sự vụ

    Do ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế toàn cầu kéo dài nhiều năm, các doanh nghiệp trong đó có Tập đoàn Y dược Bảo Long (Sau đây gọi tắt là “Bảo Long”) lâm vào hoàn cảnh kinh tế hết sức khó khăn. Để giải toả sự cố này, “Bảo Long” buộc phải chuyển nhượng tài sản, vốn cổ phần, bản quyền sản phẩm và pháp danh thương hiệu của 3 đơn vị trong 15 công ty, trường học, bệnh viện để lấy tiền trang trải công nợ và lấy vốn củng cố trụ vững những đơn vị còn lại. Tuy nhiên việc chuyển nhượng lại không được suôn sẻ, dẫn đến tình trạng tranh chấp bởi đối tác mang mưu đồ thôn tính, chiếm đoạt…!

    Đầu năm 2011, ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn (Sau đây gọi tắt là “Bảo Sơn”) đặt vấn đề hợp tác liên kết với “Bảo Long” đầu tư xây dựng nâng cấp Bệnh viện Đa khoa Bảo Long thành bệnh viện đa khoa tiên tiến hiện đại, mang tầm quốc tế, nâng cấp xưởng sản xuất Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long đạt tiêu chuẩn GMP; Nâng cấp trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long thành trường Phổ thông đạt tiêu chuẩn Quốc tế. CBCNV, học sinh “Bảo Long” vui mừng tin tưởng và một lòng, một dạ hướng theo ý tưởng và sự dẫn dắt của “Bảo Sơn” một cách vô tư thiếu thận trọng và hoàn toàn mất cảnh giác…! Sau đó “Bảo Sơn” biến việc liên kết đầu tư xây dựng nâng cấp thành chuyển nhượng, mua bán vốn cổ phần, tài sản cùng bản quyền thương hiệu của “Bảo Long”. Mỗi lần chi tiền trả cho giá trị tài sản chuyển nhượng là một vài lần đưa văn bản yêu cầu “Bảo Long” ký. Khi “Bảo Long biết là “Bảo Sơn” không thực lòng như đã hứa hẹn thì cũng không ngừng được, bởi thà chấp nhận bị “Bảo Sơn” lừa còn hơn vay nợ không trả được để mang tiếng lừa dối người khác…!

    (Xin vui lòng click vào đây để xem Hợp đồng ghi nhớ Bảo Long- Bảo Sơn)
    Hợp đồng số 01/CNVCP&TS/BL-BS ký ngày 03/3/2011 về việc chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm. Giữa Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long do Lương y tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai- chức danh Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc làm đại diện và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Du lịch Bảo Sơn do Ông Nguyễn Trường Sơn- chức danh Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc làm đại diện với nội dung chính được thể hiện tại điều 1:
    Công ty cổ phần Tập đoàn Y Dược Bảo Long đồng ý chuyển nhượng và Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng và Du lịch Bảo Sơn đồng ý nhận chuyển nhượng 10 khoản sau đây:

    1. 100% vốn cổ phần của các cổ đông (được ghi danh sách trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp);

    2. Phần góp vốn bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời tính đến ngày chuyển nhượng (có danh sách và số vốn góp kèm theo);

    3. Toàn bộ diện tích đất thuộc quyền sử dụng của Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long;

    4. Tài sản xây dựng trên đất;

    5. Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống sử lý nước thải; Trạm biến áp điện; Sân đường bê tông, tường bao; Bể chứa nước ngầm…;

    6. Cây cối, hoa màu trong khuôn viên;

    7. Thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long;

    8. Bản quyền thương hiệu sản phẩm (Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long);

    9. Thương hiệu Bệnh viện Đa khoa Tư nhân Bảo Long;

    10. Thương hiệu trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long.

    KHOẢN 1: 100% vốn cổ phần của các cổ đông được ghi danh sách trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đó là:

    * Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long số 0500422419 đăng ký lần đầu ngày 14/11/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 22/9/2010.

    Vốn điều lệ: 30.000.000.000 đồng (ba mươi tỷ đồng)

    Mệnh giá cổ phần: 100.000 đ. Tổng số cổ phần 300.000 cổ phần.

    Danh sách cổ đông sáng lập và số vốn góp: Cộng: 27.000.000.000 đ

    – Ông Nguyễn Hữu Khai : 18.100.000.000đ

    – Bà Lê Thuý Hằng : 7.400.000.000đ

    – Ông Nguyễn Hữu Sinh : 1.500.000.000đ

    Trả lờiXóa
  2. Còn 3.000.000.000đ (Ba tỷ đồng) là số cổ phần ông Nguyễn Hữu Minh mua 2,000.000.000đ. Ông Nguyễn Vĩnh Hảo mua 1.000.000.000đ có ghi trong điều lệ Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long.

    “Bảo Sơn” chưa trả tiền (thực hiện việc chuyển nhượng) cho các thành viên nói trên.

    * Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa Tư nhân Bảo Long số 0302001257 đăng ký lần đầu ngày 27/9/2006 đăng ký thay đổi lần 4 ngày 20/02/2009.
    Vốn điều lệ: 5.100.000.000đ (năm tỷ một trăm triệu đồng). Danh sách thành viên góp vốn: Ông Nguyễn Hữu Khai: 3.000.000.000đ; Ông Nguyễn Hữu Sinh: 900.000.000đ; Bà Lê Thuý Hằng: 1.000.000.000đ; Ông Nguyễn Văn Huệ: 100.000.000đ; Bà Lưu Tố Phấn: 100.000.000đ. “Bảo Sơn” chưa trả tiền vốn cổ phần cho các thành viên. Tuy nhiên những thành viên trong hai doanh nghiệp trên theo yêu cầu của “Bảo Sơn” đã ký khống vào các văn bản về việc cam kết đã nhận đủ số tiền chuyển nhượng cổ đông của các thành viên mới (Bảo Sơn) để tạo điều kiện cho “Bảo Sơn” làm thủ tục.

    KHOẢN 2: Phần góp vốn bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời tính đến ngày chuyển nhượng là 86.046.626.081 đồng (bằng chữ: Tám mươi sáu tỷ, không trăm bốn mươi sáu triệu sáu trăm hai mươi sáu nghìn, không trăm tám mươi mốt đồng). “Bảo Sơn” chưa trả tiền (thực hiện việc chuyển nhượng) cho các thành viên.

    KHOẢN 3: Toàn bộ diện tích đất thuộc quyền sử dụng của Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long (53.382,7m2 = 163.991.980.000 đồng). “Bảo Sơn đã thanh toán đủ tiền cho “Bảo Long”.

    KHOẢN 4. Tài sản xây dựng trên đất (63.521.194.701 đồng. “Bảo Sơn” đã thanh toán đủ tiền cho “Bảo Long”).

    KHOẢN 5. Hạ tầng kỹ thuật (hệ thống sử lý nước thải, trạm biến áp điện, sân đường bê tông, tường bao, bể chứa nước ngầm tổng giá trị là 4.626.000.000đ. “Bảo Sơn” chưa trả tiền cho “Bảo Long”.

    KHOẢN 6. Cây cối hoa màu, tổng giá trị 2.372.960.000 đ. “Bảo Sơn” chưa trả tiền cho “Bảo Long”.

    KHOẢN 7. Thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long (hai bên chưa định giá và chưa thực hiện chuyển nhượng).

    KHOẢN 8. Bản quyền thương hiệu các sản phẩm thuốc của Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long (hai bên chưa định giá và chưa thực hiện chuyển nhượng).

    KHOẢN 9. Thương hiệu Bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Long (hai bên chưa định giá và chưa thực hiện chuyển nhượng).

    KHOẢN 10. Thương hiệu Trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long (hai bên chưa định giá và chưa thực hiện chuyển nhượng).

    Trả lờiXóa
  3. Tổng số tiền chuyển nhượng (chưa kể thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long, Bệnh viện đã khoa tư nhân Bảo Long, trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long và bản quyền thương hiệu các sản phẩm của Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long) bằng: 30,000,000,000 + 5,100,000,000 + 163,991,980,000 + 63,521,194,701 + 4,626,000,000 + 2,372,960,000 + 86,046,626,081 = 355,658,760,782 (Bằng chữ: Ba trăm năm mươi lăm tỷ, sáu trăm năm mươi tám triệu, bảy trăm sáu mươi ngàn, bảy trăm tám mươi hai đồng).

    Hiện “Bảo Sơn” mới trả cho “Bảo Long” khoản 3 và khoản 4 là tổng diện tích đất và công trình xây dựng trên đất với tổng số tiền là: 227.513.174.701 VNĐ. Số còn lại (chưa kể giá trị thương hiệu Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long, Bệnh viện đa khoa tư nhân Bảo Long, Trường phổ thông Võ thuật Bảo Long và Bản quyền thương hiệu các sản phẩm của Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long vì hai bên chưa thống nhất việc định giá) 355,658,760,782VNĐ – 227.513.174.701 VNĐ = 128,145,586,081 VNĐ (Bằng chữ: Một trăm hai mươi tám tỷ, một trăm bốn mươi lăm triệu, năm trăm tám sáu ngàn, không trăm tám mốt đồng).

    Trong hợp đồng có cụm từ: “Tổng giá trị vốn chuyển nhượng là: 227,513,174,701 đồng. Trong đó gồm:

    1. Giá trị toàn bộ diện tích đất : 53,382,7m2 là: 163,991,980,000 đồng (có phụ lục kèm theo).

    2. Giá trị công trình xây dựng trên đất là: 63,521,194,701 đồng (có phụ lục chi tiết kèm theo).

    “Bảo Sơn” vin vào hợp từ: “Tổng giá trị vốn chuyển nhựợng” để nói lên số tiền: 227,513,174,701 đồng là trả cho tất cả 10 khoản chuyển nhượng nói trên.

    Tuy nhiên căn cứ vào những dòng tiếp theo là: “Trong đó gồm:

    1. Giá trị toàn bộ diện tích đất : 53,382,7m2 là: 163,991,980,000 đồng (có phụ lục kèm theo).

    2. Giá trị công trình xây dựng trên đất là: 63,521,194,701 đồng (có phụ lục chi tiết kèm theo).

    “Bảo Long” khẳng định rằng: Những dòng chữ trên đã phủ nhận lập luận của “Bảo Sơn” bởi phép cộng của giá trị toàn bộ diện tích đất với giá trị công trình xây dựng trên đất vừa đúng bằng 227,513,174,701 đồng (chính xác tới con số đơn vị là 1 đồng). Đâu còn đồng nào để trả cho tám khoản còn lại?

    (Xin vui lòng click vào đây để xem Hợp đồng số 01/CNVCP&TS/BL-BS ký ngày 03/3/2011 )

    Hợp đồng chuyển nhượng trên chưa thực hiện xong (còn 8 khoản trị giá hàng ngàn tỷ đồng chưa thanh toán , hai bên chưa làm thủ tục bàn giao mặt bằng, nhà xưởng. Khi “Bảo Long” bàn giao toàn bộ hồ sơ giấy tờ cho “Bảo Sơn” và dễ dãi mất cảnh giác đã ký khống cho “Bảo Sơn” một số giấy tờ trong đó có văn bản chuyển nhượng vốn cổ phần với nội dung: “Chúng tôi đã nhận đủ số tiền và sau đây không kiện cáo gì”. Xin hỏi “Bảo Sơn” :

    Trả lờiXóa
  4. Đến bây giờ đã gần hai năm “Bảo Sơn” đã trả vốn cổ phần cho những thành viên “Bảo Long” theo Khoản 1 của Hợp đồng chưa? (Theo khoản 1 tổng giá trị vốn cổ phần thực tề là: 35 tỷ 100 triệu đồng nhưng như văn bản “Bảo Sơn” nhờ ký khống là: 150 tỷ đồng. Nếu “Bảo Sơn” nói là đã trả thì căn cứ vào bút toán nào? Nếu “Bảo Sơn” nói rằng: Số tiền 227 tỷ đồng là bao gồm cả tiền chuyển nhượng vốn cổ phần thì Ông thử hạ một phép tính (227 tỷ – 150 tỷ = 77 tỷ) Trong khi “Bảo Sơn” đã ký vào văn bản phụ lục xác nhận: Toàn bộ diện tích đất thuộc quyền sử dụng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long mà “Bảo Sơn” nhận chuyển nhương với tổng giá trị (53.382,7m2 = 163.991.980.000 đồng). Chỉ tính giá trị tổng diện tích đất và vốn cổ phần của những thành viên đứng tên trong giấy chứng nhận doanh nghiệp đã bằng: 163.991.980.000 đ + 150.000.000.000đ = 313. 991.980.000đ. Vậy cớ gì “Bảo Sơn” cho rằng 227 tỷ đồng là đã trả đủ cho tổng giá trị hợp đồng chuyển nhượng?

    Sự nhận định chữ nghĩa khác nhau đã phát sinh bất đồng. Nếu được hai bên cùng có thiện chí giải quyết thì sự bất đồng trên chắc không khó giải tỏa.

    Hợp đồng chưa thực hiện xong, hai bên chưa ký biên bản bàn giao cơ sở bởi bất đồng quan điểm. Ông Nguyễn Trường Sơn không chịu thương lượng với “Bảo Long” mà biểu hiện tính cách trịnh thượng, áp đặt, sử dụng tiềm lực kinh tế và mối quan hệ “bề thế” để chiếm đoạt những khoản còn lại. Ông ta đã đề nghị nhiều cơ quan can thiệp như: An ninh Kinh tế (PA 81); Đội Quản lý Thị trường số 14 thuộc Chi cục Quản lý Thị trường HN; Công an TX Sơn Tây; Cảnh sát Điều tra Công an HN; An ninh Điều tra (PA 92); Phòng Đăng ký Kinh doanh số 3 thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội và đã được sự “quan tâm, tận tụy” như: ông Phạm Xuân Ánh, ông Đinh Mạnh Hà – An ninh Kinh tế (PA81), ông Hoàng Đại Nghĩa – Đội trưởng đội Quản lý Thị trường số 14 HN, ông Ngô quang Du, ông Phạm Hồng Hải Ninh – An ninh Điều tra (PA92), bà Bùi Thị Phượng – Phó trưởng phòng Đăng ký Kinh doanh số 3 thuộc Sở kế hoạch Đầu tư Hà Nội, ông Trần Quang Lịch, ông Khuất Văn Tiến – Công an TX Sơn Tây, ông Tạ Văn Hùng, ông Nguyễn Văn Thới, ông Nguyễn Văn Tân – Công an xã Cổ Đông.

    Ông Nguyễn Trường Sơn không thương lượng mà dùng “đường dây” quan hệ sẵn có với một số công an, công quyền để cưỡng ép “Bảo Long” vì ông ta mang ý đồ xóa sạch hệ thống sản xuất thuốc, khám chữa bệnh, giáo dục, đào tạo, đồng thời loại trừ hết CBCNV và học sinh thuộc các đơn vị trong khuôn viên Tập đoàn Y dược Bảo Long (xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây). Ông ta chỉ cần mua được mặt bằng khuôn viên của Bảo Long để sử dụng vào nghề riêng, việc hứa hẹn hợp tác nâng cấp thì chỉ là một chiêu bài giả tạo!

    Ngày 15 tháng 2 năm 2011 Ông Nguyễn Trường Sơn đã đầu tư vào “Bảo Long” 30 tỷ đồng. Sau đó “Bảo Long” tôn vinh ông Nguyễn Trường Sơn giữ chức Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Y dược Bảo Long. Ngày 28 tháng 02 năm 2011 tân Chủ tịch Nguyễn Trường Sơn ra quyết định về việc giao khoán kinh doanh hoạch toán độc lập: “Giao cho Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai tổ chức quản lý và điều hành hoạt động giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh và sản xuất kinh doanh Đông dược theo hình thức hạch toán độc lập. Khi có nhu cầu bổ sung vốn thì lập tờ trình Chủ tịch hội đồng quản trị. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai được quyền sử dụng toàn bộ khuôn viên Bảo Long…”

    Trả lờiXóa
  5. Căn cứ vào các văn bản trên “Bảo Long” hiểu rằng vẫn được duy trì và CBCNV có công ăn việc làm tốt hơn nhờ sự đầu tư nâng cấp của “Bảo Sơn”. Bởi thế mọi việc “Bảo Long” đều tuân thủ và làm theo chỉ đạo của ông Nguyễn Trường Sơn. Thế nhưng cứ sau vài ngày (mỗi khi “Bảo Sơn” lừa được mhững thành viên “Bảo Long” ký vào văn bản để thực hiện xong một việc riêng) thì lại giảm trừ chức năng quyền hạn và quyền lợi của “Bảo Long” và cuối cùng sa thải hết CBCNV “Bảo Long”!

    Cụ thể là: Ngày 26 tháng 4 năm 2011 “Bảo Sơn” yêu cầu các thành viên của “Bảo Long” đứng tên trong giấy chứng nhận doanh nghiệp ký chuyển nhượng vốn cổ phần cho ông Sơn cùng vợ con ông Sơn. Sau khi hoàn thiện thủ tục thì ngày 17 tháng 5 năm 2011 “Bảo Sơn” đã bổ nhiệm bà Phan Thu Hà (người của Bảo Sơn) giữ chức giám đốc tài chính “Bảo Long” (giảm bớt chức năng quyền hạn của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai). Rồi đến ngày 25 tháng 5 năm 2011 bằng hợp đồng số 03/HĐLĐ/2011 “Bảo Sơn” không coi Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai là “người nhà” nữa mà coi là một chuyên gia cao cấp được mời giữ chức vụ Tổng giám đốc “Bảo Long”. Đến ngày 28 tháng 5 năm 2011 “Bảo Sơn” lại ra thông báo số: 391/2011/TB về việc cơ cấu lại tổ chức, bổ sung ông Nguyễn Tiến Lợi (người của Bảo Sơn) làm giám đốc điều hành, (giảm tiếp chức năng quyền hạn về điều hành của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai). Ngày 6 tháng 6 năm 2011 ông Nguyễn Trường Sơn ra quyết định: Miễn nhiệm chức Tổng giám đốc và chấm dứt hợp đồng lao động với Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai. Ngày 8 tháng 6 năm 2011 ông Nguyễn Trường Sơn ra văn bản dồn toàn bộ y bác sỹ, dược sỹ, cán bộ công nhân viên của Bệnh viện Đa khoa Bảo Long, Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long cùng giáo viên, huấn luyện viên và công nhân viên của trường Phổ thông Võ thuật Bảo Long vào một công ty nhỏ giao cho ông Nguyễn Hữu Khai chịu trách nhiệm quản lý và ký hợp đồng lao động với họ. Ngày 10 tháng 6 năm 2011 ông Nguyễn Trường Sơn đã thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Bệnh viện Đa khoa Bảo Long thành Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn và thay hết những thành viên cũ của “Bảo Long” bằng tên ông Sơn cùng vợ và các con. Ngày 17 tháng 6 năm 2011 ông Sơn thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long. Thay hết danh sách thành viên cũ của “Bảo Long” bằng tên ông Sơn cùng vợ con. Ngày 2 tháng 8 năm 2011 ông Sơn ra quyết định đóng cửa tất cả các chi nhánh, cửa hàng đại lý thuốc của “Bảo Long” trên toàn quốc. Ngày 5 tháng 8 năm 2011 ông Sơn cho Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn ngưng hoạt động. Vậy là sau gần bốn tháng ông Nguyễn Trường Sơn đã loại gần một ngàn CBCNVcủa “Bảo Long”. Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện Đa khoa Bảo Long chỉ còn ông Sơn cùng vợ và hai con gái.

    Trả lờiXóa
  6. 2. Sự tiếp tay chiếm đoạt và hủy hoại tài sản công dân của một số công an, công quyền.

    Bà Bùi Thị Phượng – Phó trưởng phòng Đăng ký Kinh doanh số 3 thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hà Nội đã tiếp tay cho ông Sơn trong việc chiếm đoạt. Bà Phượng đã ký giấy chứng nhận thay tên đổi chủ là ngang tắt (không tuân thủ quy chế và luật doanh nghiệp). Ông Sơn và bà Phượng đã vội vã đốt cháy giai đoạn đổi tên Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long thành Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Sơn không thông qua ngành Y tế. Ngày 07 tháng 7 năm 2011, sau cuộc họp với Sở Y tế Hà Nội ông Sơn đã phải ký vào văn bản với nội dung hoàn trả pháp danh và con dấu Bệnh viện Đa khoa Bảo Long. Tuy nhiên được sự bao che bênh vực một cách hồ đồ và ngang ngược của một số công quyền, ông ta lại trơ mặt chống đối lại ngành y tế, liều mạng coi thường quy chế và bất chấp dư luận…! Không những không thực hiện việc trả lại pháp danh con dấu bệnh viện Bảo Long mà còn sai ông Trịnh Đình Cần người được ông Sơn thuê đứng tên pháp danh bệnh viện vừa chiếm đoạt được ra văn bản cho bệnh viện ngưng hoạt động…! Khiến cho hàng vạn người mất cơ hội chữa bệnh, hàng trăm thầy thuốc và người lao động lương thiện mất việc làm, máy móc, thiết bị, y cụ hàng tỷ đồng dần trở thành đống sắt vụn…!

    Trả lờiXóa
  7. Việc thành lập một bệnh viện tư nhân đâu phải là dễ dàng, trong lúc Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chú trọng và động viên phát triển. Thế mà những cán bộ công quyền lại nỡ tiếp tay cho ông Sơn và ông Trịnh Đình Cần “bóp chết” một bệnh viện…! Ông Trịnh Đình Cần là ai mà sao cũng to gan, tàn nhẫn vậy? Ông ta nguyên là Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ của Bộ Y tế, vừa nhận quyết định nghỉ hưu “chưa ráo mực” mà sao chóng quên trách nhiệm với đồng nghiệp, với nhân dân như thế! Thật chẳng thể hình dung bụng dạ họ chỉ bằng quả bưởi mà sao lắm rác vậy!

    Ngoài ra bà Bùi Thị Phượng còn tiếp tay cho ông Sơn chiếm đoạt pháp danh thương hiệu Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long, nhưng bởi cả nhà ông Sơn không có ai đủ tư cách, điều kịên đứng pháp danh công ty sản xuất thuốc. Để giải tỏa vấn đề này ông Sơn cùng bà Phượng nhẫn tâm, vô cảm xóa bỏ chức năng sản xuất thuốc trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khiến hàng chục sản phẩm thuốc nổi tiếng của Bảo Long bị hủy hoại!

    – Khi hai bên chưa phát sinh mâu thuẫn và đã thống nhất những công việc chung thì việc bảo nhau ký vào các văn bản là không khó khăn gì và “Bảo Long” không hề nghĩ đến việc cần phải cảnh giác…! “Bảo Long” thực sự không biết đơn vị làm dịch vụ thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp là ai và không hề trả tiền thuê dịch vụ cho họ. Tuy nhiên Tổng giám đốc Nguyễn Hữu Khai có ký vào văn bản thuê dịch vụ thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp, bởi lúc đó Ông Khai là đại diện pháp lý công ty, đồng thời ông Khai cùng ông Nguyễn Hữu Sinh và bà Lê Thúy Hằng đã ký vào bản hợp đồng chuyển nhượng cổ phần (văn bản đánh máy còn bỏ trống ngày chuyển nhượng). Trong hợp đồng có câu “…Tôi đã nhận đầy đủ số tiền chuyển nhượng vốn cổ phần và từ nay không kiện cáo gì..!” Ông Nguyễn Trường Sơn hứa sau đó sẽ thanh toán tiền chuyển nhượng vốn cổ phần, nhưng đến nay vẫn bội ước! Sau khi ký các văn bản trên cứ vài hôm lại thấy văn thư của “Bảo Sơn” đưa tờ giấy đánh máy các chức danh công ty và có chữ viết bằng bút chì để chỉ dẫn vị trí cần ký của mỗi người và nói rằng: “Bảo Sơn” nhờ ký để thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp. Ông Khai hỏi: Đã ký rồi mà, sao phải ký nhiều lần thế! Nhân viên văn thư trả lời: Họ nói là những bản trước chưa đúng thủ tục nên phải làm lại…! Thế rồi khi xảy ra mâu thuẫn giữa hai bên “Bảo Long” mới hiểu được lý do “Bảo Sơn” nhờ ký nhiều lần do luật sư giải thích.

    Cụ thể là: Lần thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp đầu tiên là “tăng vốn” thì đâu phải nhu cầu của “Bảo Long” (Bởi đã quá khó khăn về tài chính thì mới phải chuyển nhượng. Lấy tiền đâu mà tăng vốn và chuyển nhượng cho người ta rồi thì tăng vốn để làm gì!). Việc nhờ ký làm thủ tục tăng vốn là do nhu cầu của gia đình ông Nguyễn Trường Sơn vì họ cần “phân chia, phân tán” tài sản cho vợ và các con đồng thời để đối phó với vụ kiện đòi chia tài sản của ông Bùi Đức Minh – nguyên là con rể…!

    Trả lờiXóa
  8. – Lần thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp thứ hai với lý do là:

    Theo luật doanh nghiệp: “Các công ty cổ phần” sau 36 tháng hoạt động thì không được thay đổi các thành viên sáng lập (Những người đứng tên trong giấy chứng nhận doanh nghiệp) dù họ bán hết cổ phần rồi vẫn phải để tên mà ghi vốn cổ phần bằng “không”. Những người góp vốn sau 36 tháng hoạt động thì không được ghi tên trong giấy chứng nhận doanh nghiệp mà chỉ được ghi danh sách trong sổ góp cổ đông. Chính vì vậy bà Bùi Thị Phượng đã giúp ông Sơn lách luật bằng cách thay đổi Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Y dược Bảo Long.

    – Lần thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp thứ ba với lý do là:

    Thay tên ông Nguyễn Hữu Khai, Ông Nguyễn Hữu Sinh, bà Lê Thúy Hằng thành tên ông Nguyễn Trường Sơn cùng vợ và hai cô con gái, đồng thời để cô con gái út là Nguyễn Thị Thu Hà mang danh nghĩa Tổng giám đốc, đại diện pháp lý.

    – Lần thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp thứ tư với lý do là:

    Trả lại hình thức doanh nghiệp như cũ (từ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Y dược Bảo Long thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long) để phù hợp với văn bản thuê đất dự án và các văn bản khác….

    Cả một quá trình luồn lách dài dòng và nhũng nhiễu đến chóng mặt mà bà Bùi Thị Phượng – Phó trưởng phòng đăng ký kinh doanh số 3 giúp ông Sơn thực hiện với thời gian chỉ hơn một tháng…!

    Việc lách luật trên vẫn chưa đủ điều kiện pháp lý bởi còn thiếu những điều kiện cơ bản là: Biên bản họp với sự nhất trí của đại hội đồng cổ đông (Cổ đông của Công ty CP Tập đoàn y dược Bảo Long hàng trăm người chứ phải chỉ có ba người đứng tên trong đăng ký kinh doanh). Đồng thời chưa có văn bản đánh giá về giá trị cổ phiếu của thời điểm chuyển nhượng… còn nhiều yếu tố khác. Chưa kể đến những yếu tố lừa đảo chiếm đoạt vốn …!

    Ông Phạm Hồng Hải Ninh – Điều tra viên của cơ quan An ninh Điều tra (PA92) Công an Hà Nội, bỏ chức năng “Điều tra viên” đóng vai thay thế ông Sơn vặn bẻ Lương y Nguyễn Hữu Khai và to mồm cãi rằng: “…Giấy tờ mang tên ông Sơn cùng vợ con ông Sơn, con dấu ông Sơn đang cầm là pháp danh thuộc về ông Sơn…!”. Cán bộ Công an điều tra mà như thế đấy…!

    3. Khám xét, thu giữ tài sản bất hợp pháp của Phòng An ninh Kinh tế (PA81) Công an Hà nội và Đội Quản lý Thị trường số 14. thuộc Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội.

    Trả lờiXóa
  9. 16h50’ ngày 12 tháng 9 năm 2011 đoàn kiểm tra liên ngành gồm: An ninh Kinh tế Công an Hà Nội do ông Phạm Xuân Ánh làm “tiên phong”; Đội Quản lý Thị trường số 14 Hà Nội do ông Hoàng Đại Nghĩa – Đội trưởng trực tiếp chỉ huy. Họ mời theo được cả cán bộ Sở Y tế Hà Nội lên xe cùng lúc tới kiểm tra khám xét tại 4 đơn vị trực thuộc “Bảo Long” (Cơ sở số 433 Bạch Mai; Cơ sở số 54 phố Chùa Láng; Cơ sở tại km 8,5 Đại lộ Thăng Long – Khu Công Nghiệp An Khánh (nơi mà Bảo Long vừa thuê của Công ty Mây tre đan Văn Minh đang trong quá trình chuyển tới) và khuôn viên Bảo Long – Cổ Đông, Thị xã Sơn Tây). Hàng chục xe ô tô đậu trước các cửa kho. Với lực lượng “hùng hậu”, quân số không thể đếm được, họ đọc lệnh qua loa rồi đổ quân tràn vào các kho và văn phòng của “Bảo Long” lục lọi, khám xét.

    Suốt mấy giờ lục soát cả một hệ thống sản xuất kinh doanh đa ngành, đa chức năng cồng kềnh, phức tạp mà chẳng tìm thấy gì gọi là phi pháp…! Tại cơ sở mới của “Bảo Long” ở khu công nghiệp An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội, lúc này chỉ có nhân viên bảo vệ và một nhân viên hành chính nên ngoài hàng hóa “quan trọng” họ còn thu giữ toàn bộ sổ sách, hóa đơn, chứng từ của cả hệ thống quản lý, kế toán, nhân sự chất lên ô tô chở về kho của Đội Quản lý Thị trường số 14 khiến Tập đoàn Y dược Bảo Long không còn hồ sơ chứng từ để hoạt động kể cả việc thanh toán công nợ cũng không có chứng từ đối chiếu! Trước khi kiểm tra và sau khi điều tra không phát hiện “Bảo Long” có hành vi phạm pháp thế mà đến nay An ninh Kinh tế – Công an Hà Nội và Đội Quản lý Thị trường số 14 vẫn không trả hồ sơ tài liệu và hàng hóa thu giữ trái pháp luật cho Bảo Long?

    Trả lờiXóa
  10. Sau hơn 3 tháng liên tục triệu tập cán bộ “Bảo Long” tới phòng An ninh Kinh tế Công an Hà Nội và Đội Quản lý Thị trường số 14 làm việc, ông Phạm Xuân Ánh cùng ông Hoàng Đại Nghĩa và cộng sự đã dùng nhiều thủ đoạn bỉ ổi vẽ ra nhiều tội và “nhắm mắt” trình cấp trên xử phạt với mức nặng nhất còn kèm theo mức xử phạt bổ sung là “tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề. Quyết định ban bố vào ngày 07/11/2011. Họ vội vã mời các cơ quan truyền thông tới để quay phim, chụp ảnh, viết tin. “Đội Nghĩa” cùng bọn đàn em hùng hổ tố tội “Bảo Long” trong sự lập lờ gian lận chữ nghĩa và hình ảnh…! Thông tin thất thiệt được gấp rút đăng và sao chép loạn trên báo điện tử và đưa cả trên chương trình thời sự của Đài truyền hình Trung ương khiến đông đảo công chúng ngỡ ngàng …!

    Bị xử oan “Bảo Long” đã làm đơn kiến nghị. Sau hơn một tuần Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phải hủy bỏ quyết định xử phạt nói trên!

    Ngày 21 tháng 11 năm 2011, Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội đã ra quyết định số: 00150011/QDSDHBDC về việc sửa đổi, hủy bỏ, đình chỉ thi hành quyết định xử phạt hành chính. Đồng thời trả lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho Công ty Đông Nam Dược Bảo Long.

    (click vào đây để xem quyết định sửa đổi đình chỉ xử phạt của Chi cục quản lý thị trường HN).

    Xin được nói rõ hơn về việc cải chính quyết định xử phạt bất hợp pháp của Chi cục quản lý thị trường (Đại diện cho đoàn kiểm tra liên ngành).

    Trong hợp đồng hợp tác giữa “Bảo Long” với “Bảo Sơn” có sự thống nhất là: Những đơn vị không trong diện hợp tác nâng cấp thì Bảo Long chuyển ra ngoài khuôn viên để giải phóng mặt bằng xây dựng. Công ty TNHH Đông nam dược Bảo Long thuộc diện phải di chuyển. Tuy nhiên không thể chuyển theo ý muốn được bởi phải tuân thủ quy chế của ngành Y tế: Các công ty sản xuất thuốc chữa bệnh cho người khi chuyển cơ sở phải xây dựng, cải tạo theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật sau đó báo cáo với Cục quản lý dược để được kiểm tra thẩm định. Nếu đủ điều kiện mới được cấp giấy thay đổi địa điểm và mới được sản xuất. Việc này Công ty TNHH Đông nam dược Bảo Long mới vừa ký hợp đồng thuê cơ sở của Công ty Mây tre đan Văn Minh tại Km 8,5 Đại lộ Thăng Long, khu công nghiệp An Khánh và đang trong quá trình cải tạo mặt bằng nhà xưởng. Lúc này hệ thống sản xuất vẫn ở nguyên chỗ cũ (vị trí được Cục quản lý dược thẩm định đủ điều kiện sản xuất). Địa điểm này còn bố trí nhiều đơn vị thuộc Tập đoàn y dược Bảo Long Trong đó có Trung tâm Y học thể thao Bảo Long. Để tận dụng cơ sở và giảm ảnh hưởng những hoạt động chính của Tập đoàn. Tổng giám đốc đã giao cho Trung tâm Y học thể thao Bảo Long quản lý, sử dụng cơ sở và duy trì hoạt động Y dược, huấn luyện Võ thuật. Như vậy cơ sở vừa thuê của Công ty Văn Minh hiện do Trung tâm y học thể thao Bảo Long chủ quản.

    Trả lờiXóa
  11. Khi đoàn kiểm tra liên ngành tới khám xét thì các văn bản, giấy tờ đều mang pháp danh và đóng dấu Trung tâm y học thể thao Bảo Long. (Như lý do đã nói ở trên. Lúc này Công ty TNHH Đông nam dược Bảo Long không có hoạt động gì ở cơ sở này) tuy nhiên khi Đội quản lý thị trường số 14 và Phòng an ninh kinh tế triệu tập cán bộ tới làm việc thì căn cứ vào đơn vị ký hợp đồng thuê cơ sở. Nên triệu tập Dược sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Giám đốc Công ty TNHH Đông nam dược Bảo Long làm việc mà không triệu tập Võ sư Mai Xuân Thượng – Giám đốc trung tâm Y học thể thao Bảo Long làm việc. Ngoài ra còn là mục đích và dụng ý riêng của họ…! Khi họ xử phạt Công ty TNHH Đông nam dược Bảo Long, “Bảo Long” đã kiến nghị Chi cục Quản lý thị trường: “Tại sao tại địa điểm kiểm tra khám xét do Trung tâm y học thể thao Bảo Long đứng tên và quản lý hoạt động lại xử phạt Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long. Các văn bản, chứng từ toàn mang pháp danh và đóng dấu Trung tâm y học thể thao Bảo long. Có chứng từ nào mang pháp danh và đóng dấu Công ty TNHH Đông nam dược Bảo Long đâu? Lúc này ông Vương Trí Dũng – Phó giám đốc Chi cục quản lý thị trường Hà Nội nói: “Chúng tôi ra quyết định hủy bỏ việc xử phạt là được rồi. Hồ sơ thụ lý cả mấy tháng mà giờ yêu cầu sửa lại thì đâu có dễ! Vả lại đây là vấn đề mang tính liên ngành phải thông qua bên An ninh kinh tế nữa…” Lúc này “Bảo Long” cũng thấy việc xử sự không cần lắm đến việc câu nệ và đỡ mất thì giờ nên chấp nhận. Còn Dược sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Giám đốc công ty TNHH Đông nam dược Bảo Long khi bị chất vấn vì sao không phản đối sự việc là công ty của mình không hoạt động ở cơ sở mới mà lại cứ tới làm việc theo giấy triệu tập rồi sau buổi làm việc lại mang danh giám đốc Công ty TNHH Đông nam dược Bảo Long để ký?

    Dược sĩ Vân Anh trả lời: Tại không ai hỏi em câu đó nên em không nói! (Thực ra với một dược sĩ trẻ chỉ biết sản xuất thuốc thì mấy ông Công an, Công quyền lái thế nào mà chả được!)

    Đội quản lý Thị trường số 14 Hà Nội khóa kho lưu giữ chứng từ sổ sách cùng hàng hóa và các loại thuốc bổ vơ được của Bảo Long trong lúc nhộn nhạo tranh tối tranh sáng đồng thời “hạ màn” kết thúc sự vụ.

    Trả lờiXóa
  12. 5. Một số cán bộ Phòng an ninh kinh tế công an Hà Nội và Cơ quan cảnh sát điều tra công an Hà Nội lợi dụng chức quyền vu oan, buộc tội, hành hạ công dân

    Ông Phạm Xuân Ánh – Cán bộ phòng An ninh Kinh tế (PA81), người góp mặt từ buổi đầu khám xét vẫn cặm cụi tiếp tục tìm tòi, truy cứu. Trong những ngày cuối năm Tân Mão, ông Ánh cùng cộng sự ráo riết triệu tập cán bộ Bảo Long tới xét hỏi mong lập công trước tết…! Ông Ánh xử sự với CBCNV Bảo Long như những tội phạm. Thường bắt làm việc quá giờ, có hôm tới hơn 15 giờ mới cho nghỉ trưa, có hôm tới 20 giờ mới cho về (tất nhiên là ông Ánh không bị khát, không bị đói và không mệt bởi có người thay thế). Ngày 18 tháng 11 năm 2011, ông Phạm Xuân Ánh mời Lương y Nguyễn Hữu Khai tới phòng An ninh Kinh tế số 6 đường Quang Trung – Hà Đông làm việc rồi tới 14 giờ lại giao cho hai người đưa lên ô tô chở tới phòng Cảnh sát Điều tra số 7 Thuyền Quang – Hà Nội để truy xét về những tin nhắn xúc phạm đến ông Nguyễn Trường Sơn và “nhốt” Lương y Nguyễn Hữu Khai qua đêm…! Sáng hôm sau lại bắt về PA81 làm việc…!

    Có một báo điện tử đăng tin: “Phòng an ninh kinh tế – PA81 đã phối hợp với Đoàn 1 Cục An ninh Quân đội để điều tra theo đơn tố cáo của ông Sơn về việc ông Khai thuê xã hội đen nhắn tin đe dọa giết ông Sơn…!”. Câu chuyện nghe rất khôi hài thế mà cũng đã được điều tra kĩ lưỡng. Ngày 17/11/2011 Đông y sĩ Nguyễn Văn Chung – Cán bộ Bệnh viện Đông y Bảo Long bị bắt lên xét hỏi bởi đã dùng điện thoại của mình nhắn tin cho ông Sơn với nội dung là: “Bảo Sơn” ơi hóc thì chỉ đau nhưng nghẹn là có thể tắc thở chết đấy!”. Ds Phùng Thị Ngọc – Thư ký Tổng giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long cũng bị bắt lên xét hỏi về việc mua điện thoại và thanh toán cước phí cho Tổng giám đốc và cũng bị “nhốt” qua đêm. (Họ không cho gia đình biết, trong khi Ds Ngọc đang phải nuôi con nhỏ!).

    Chiều ngày 18/11/2011, Lương y Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai bị triệu tập xét hỏi về việc đã xui Đông y sĩ Nguyễn Văn Chung nhắn tin xúc phạm ông Nguyễn Trường Sơn. Họ dùng mọi cách ép cung sau đó lại cho Y sĩ Chung gặp Lương y Khai “đối chất”. Vừa nhìn thấy thầy Khai – Y sĩ Chung bật khóc rồi uất ức nói:

    Trả lờiXóa
  13. “Thầy ơi! Tối hôm qua mấy anh này không cho con ngủ. Bắt con viết thư xin lỗi ông Sơn và nói bậy về Thầy…!”

    Tám tháng sau (ngày 14 tháng 7 năm 2012) lại có báo điện tử nhắc lại việc bố con ông Nguyễn Trường Sơn bị nhắn tin dọa giết nếu không từ bỏ thói ăn cướp của người khác! Và trích những lời chửi bới xấu xa bẩn thỉu …!

    Xem qua bài viết trên báo điện tử thì có vẻ “trinh thám lắm, hình sự lắm” nhưng nếu đọc kỹ và là người biết một chút về công nghệ truyền thông thì đó vẫn chỉ là chuyện “khôi hài”. Bởi khi có đủ thủ tục thì ai cũng có thể đặt làm một simcard với số theo ý mình, mà trên đời những thứ gắn với thủ tục bắt buộc thì đều có giá để mua! Với tinh thần tận tụy vì ông Sơn như người ta đã làm thì có thể thời gian tới sẽ có tin đăng giật gân hơn và cụ thể hơn để ghép tội thầy trò ông Nguyễn Hữu Khai! Bởi những việc này không khó lắm, nó còn dễ hơn chuyện bọn tham quan vô lại cài đồ Quốc cấm vào nhà người ta rồi hô hoán khám xét và lập biên bản! Vấn đề nối tiếp chuyện trên lâu hay chóng và làm hay không là lệ thuộc ở kinh phí để thực hiện…!

    Trong lúc làm việc, ông Phạm Xuân Ánh nói với ông Đinh Mạnh Hà – Cán bộ an ninh kinh tế:

    “Việc này bố cháu giao cho chú. Chú toàn quyền xử lý, cháu có trách nhiệm phụ giúp!” (Ông Ánh đã mượn uy của Thiếu tướng Đỗ Nghị – Phó Giám đốc Công an Hà Nội, là bố vợ của ông Đinh Mạnh Hà để ra oai và dọa nạt). Gần 6 tháng trời với những thủ đoạn tàn nhẫn hành hạ cán bộ “Bảo Long”, ông Phạm Xuân Ánh không tìm được tội lỗi gì của “Bảo Long” và không dựng được bằng chứng về việc trốn thuế để truy tố nên buộc phải chuyển hồ sơ cho Thanh tra Cục Thuế Hà Nội.

    Ngày 20/12/2011, Cục thuế Hà Nội đã ra Quyết định số 31633/QĐ-CT-TTr4 về việc thanh tra thuế “Bảo Long”. Sau 3 tháng thanh tra, Đoàn Thanh tra Thuế đã lập biên bản kết luận:

    “Kiến nghị lãnh đạo Cục thuế TP Hà Nội ra Quyết định xử phạt vi phạm thủ tục thuế đối với Công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long số tiền là 4 triệu đồng”. Đây là một lỗi nhỏ mà các doanh nghiệp thường mắc phải.

    Không còn cách nào khép tội, ông Phạm Xuân Ánh cùng ông Đinh Mạnh Hà – con rể Thiếu tướng Đỗ Nghị đã mời nhiều cổ đông của “Bảo Long ” tới cơ quan và đến tận nhà riêng của họ kích động đòi rút vốn. Nếu “Bảo Long” chưa trả được thì khép tội “chiếm đoạt tài sản công dân” và truy tố hình sự! Hành vi bỉ ổi này đã bị nhiều cổ đông phản đối như bà Lê Kim Sơn, ông Đỗ Anh Huy, bà Đỗ Khánh Hải, Trần Thị Quy…!

    Thời gian điều tra quá lâu! Thiếu tướng Đỗ Nghị (người mà ông Ánh nói là giao quyền cho) dõi theo đệ tử cùng con rể nhưng chờ mãi chẳng được! Rồi đã nghỉ hưu! Ông Phạm Xuân Ánh cùng đứa cháu được ưu tiên cho theo “vụ lớn” để trả nghĩa cho thủ trưởng đã phải thoái vị…!

    Trả lờiXóa
  14. Phạm Xuân Ánh cán bộ Phòng An ninh Kinh tế được giao nhiệm vụ làm “Nhạc trưởng”cố gắng buộc tội thầy thuốc ưu tú Nguyễn Hữu Khai để bắt giam trước tết nguyên đán nhưng không thành. Một nhân vật khá nổi tiếng hiện là Tổng biên tập một tờ báo mà thân hữu của tôi vẫn chỉ trích là: “Thằng vô ân bội nghĩa” Tôi thì không nghĩ như vậy bởi: “Ban ơn mà nghĩ đến việc được đền đáp thì không còn là ân huệ!”. Vả lại đầu tháng chạp năm Tân Mão anh ta cung cấp cho tôi một tin quan trọng và khuyên tôi nên sang chi nhánh của Bảo Long ở Trung Quốc và ăn tết Nguyên đán ở đó. Vì Ông Sơn “treo giải thưởng tiền tỷ” nếu Công an HN bắt tôi bỏ tù trước tết Nguyên Đán! Thảo nào Phòng An ninh Kinh tế và cơ quan Cảnh sát Điều tra HN ráo diết với sự vụ đến thế. Với tôi có ngày hơn chục cán bộ an ninh, cảnh sát thay nhau hỏi!

    Ngày 23 tháng chạp (Tết ông Táo). Bố tôi đã mất, tôi là trưởng ngành đại gia tộc, mẹ tôi năm nay đã hơn 90 tuổi. Từ đầu tháng mẹ luôn nhắc: “Con đi đâu thì phải nhớ ngày 23 về tảo mộ, cúng lễ tổ tiên và tiễn Đức Táo Công lên trời nhé! “. Tôi không sao quên được. Đầu giờ làm việc tôi đã xin ông Phạm Xuân Ánh cho tôi được nghỉ sớm vì lý do trên. Ông ta không trả lời…! Trưa hôm đó sợ tôi bỏ về, ông Ánh cho người áp tải tôi sang quán bên đường ăn phở rồi lại về phòng làm việc chờ! Gần bốn giờ chiều mới cho tôi về. Ở nhà quê mẹ tôi bỏ cơm không ăn ngồi chờ con khóc khô nước mắt…! Những thông tin không thể bảo vệ được khi họ cãi. Tôi không coi là lời tố cáo, tuy nhiên muốn trình bày để logic kết nối với những vấn đề khác. Ngày khai trương Đồn công an Đồng Mô (đặt giữa trung tâm Khuôn viên Bảo Long). Tôi cũng nhận được thông tin kiểu tương tự: “Một tên thuộc loại sừng sỏ làm bảo vệ của Ông Sơn, khi hắn ức hiếp nhân viên Bảo Long. Tôi đã có mặt kịp thời lúc đó vào cuối giờ Tuất. Do quá bực tức không kìm chế được tôi đã điểm huyệt làm nó bất động rồi lại bồi thêm một trọng huyệt. Thằng này “biết nghề” sau vài ngày cảm giác bế tắc kinh lạc phát rét…Hắn đã đến lễ sống tôi xin tha mạng và đổi bằng một câu chuyện làm quà: “Thầy hãy lánh đi! Lát nữa sẽ có Công an HN và công an xã Cổ Đông tới ép thầy “Điệu hổ ly sơn” vì sáng mai ông Sơn cùng đại diện Công an HN lên đây dự lễ khai trương đồn công an Đồng Mô”! Quả nhiên như vậy…! Và tôi đã bị vắng mặt…!
    Cơ quan An ninh Điều tra (PA92) đã thay thế An ninh Kinh tế (PA81) tiếp tục sự vụ theo đơn đề nghị của ông Nguyễn Trường Sơn để hành hạ “Bảo Long”!

    Trả lờiXóa
  15. PA92 lại tiếp tục triệu tập Lương y Nguyễn Hữu Khai để xét hỏi. Những buổi triệu tập nếu cán bộ Bảo Long bị mệt, bị ốm không tới được cơ quan An ninh điều tra thì Điều tra viên tới ngay cơ sở của “Bảo Long”. Ngày 13 tháng 6 năm 2012 ông Ngô Quang Du cùng ông Phạm Hồng Hải Ninh thuộc cơ quan An ninh Điều tra PA92 lại nhiệt tình tới Tập đoàn Y dược Bảo Long. Hai vị này chẳng thua gì các vị An ninh Kinh tế. Ông Phạm Hồng Hải Ninh tuy tuổi đời non nớt kém chín chắn nhưng được bù bằng sự sôi nổi và rất hăng hái…! Ông Ngô Quang Du lại hỏi Lương y Nguyễn Hữu Khai những câu hỏi mà trước đó đã hỏi, đã ghi lời khai và đã ký. Ông Khai đề nghị ông Du nên nhớ lại, không nên làm mất nhiều thì giờ và gây áp lực tổn thương tâm lý, sức khỏe và tinh thần của CBCNV Bảo Long. Thực tế những câu hỏi này nhiều cán bộ Công an Hà Nội đã hỏi và chính ông Du cũng đã hỏi và ghi lời khai tới hai ba lần! Ông Du giải thích: “Mỗi lần hỏi và ghi biên bản là với mục đích khác nhau, hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần, tài sản, pháp danh thương hiệu giữa Bảo Long với Bảo Sơn về mặt dân sự thì là vô hiệu, nhưng khi đưa ra hình sự thì nó không phải thế…!” Mưu đồ của ông Ngô Quang Du về việc tiếp tục “Bới lông tìm vết, cài đặt và gò ép” để hình sự hóa sự việc đã lộ tẩy ngay từ đầu giờ làm việc. Suốt buổi sáng ông Ngô Quang Du hỏi và ghi lời khai tới 12 giờ trưa mới nghỉ. Bản ghi lời khai buổi sáng được ông Du cất đi (không đưa cho ông Khai ký). 14 giờ, ông Ngô Quang Du lại tiếp tục hỏi Lương y Nguyễn Hữu Khai và ghi lời khai. Lúc này cách ghi của ông Du khác với mọi lần (tay ông ta ghi, mồm ông ta đọc theo. Qua mỗi câu lại hỏi: Có đúng không?) Mục đích để ông Khai tin vào nội dung ông Du đã ghi và cẩu thả khi xem lại bản ghi lời khai. Tới 16h30 mới ngưng và đưa tập văn bản cho ông Khai ký. Trong thời gian Lương y Nguyễn Hữu Khai làm việc với ông Ngô Quang Du, anh chị em cán bộ Tập đoàn Y dược Bảo Long luôn lo lắng, bởi mấy ngày gần đây sức khỏe và tinh thần của Lương y Nguyễn Hữu Khai không được tốt do áp lực quá tải về gia đình và đang phải nghỉ làm việc để phục sức dưới sự chăm sóc của đồng nghiệp. Khi biết ông Ngô Quang Du đã kết thúc việc xét hỏi và giao cho Lương y Nguyễn Hữu Khai đọc lại văn bản thì anh chị em cán bộ “Bảo Long” vào phòng và họ đã nhận ra những trang văn bản mà họ gọi là với nội dung: “Bán sống ông Khai…!” Nếu vô ý để ông Khai ký thì thôi rồi …! Ông Du đã hoàn tất một việc mà cả hàng năm nay nhiều công quyền vất vả, mang tai, mang tiếng nhưng không làm được! Nội dung đoạn văn bản mà ông Ngô Quang Du vẽ thêm kèm trong tập văn bản ghi trong ngày làm việc là:

    – Hỏi: Nghĩa vụ của Tập đoàn Bảo Sơn theo nội dung Hợp đồng 01 ngày 3/3/2011 là gì?

    – Đáp: Theo nội dung Hợp đồng số 01 ngày 3/3/2011 Tập đoàn Bảo Sơn có nghĩa vụ phải thanh toán cho chúng tôi số tiền 227,5 tỷ đồng

    – Hỏi: Tập đoàn Bảo Sơn đã thực hiện việc thanh toán 227,5 tỷ đồng cho bên bán chưa?

    – Đáp: Tập đoàn Bảo Sơn đã thanh toán cho chúng tôi đủ số tiền 227,5 tỷ đồng bằng tiền mặt vào ngày 15/4/2011.

    – Hỏi: Ngoài việc phải thanh toán cho bên bán số tiền 227,5 tỷ đồng Tập đoàn Bảo Sơn còn có nghĩa vụ gì nữa theo nội dung của Hợp đồng số 01 ngày 3/3/2011?

    – Đáp: Nội dung Hợp đồng số 01 ngày 3/3/2011 chỉ có một nghĩa vụ duy nhất là thanh toán cho bên bán số tiền 227,5 tỷ đồng cho việc nhận tài sản chuyển nhượng theo hợp đồng đối với Tập đoàn Bảo Sơn.

    (Xin vui lòng click vào đây để tham khảo đối thoại giữa TS Khai với ông Ngô Quang Du)

    Trả lờiXóa
  16. Thực sự dẫu có rối trí ông Nguyễn Hữu Khai cũng không bao giờ trả lời như vậy. Nghĩa vụ của Tập đoàn Đầu tư xây dựng và Du lịch Bảo Sơn chỉ riêng về tài chính còn phải thanh toán cho Tập đoàn Y dược Bảo Long giá trị của 8 khoản với số tiền hàng ngàn tỷ đồng. 227,5 tỷ đồng mới chỉ là giá trị tổng diện tích đất và giá trị nhà xưởng xây dựng trên đất, ngoài ra còn nghĩa vụ với người lao động cùng những hợp đồng đã ký trước đây với đối tác và các vấn đề nhân sinh, xã hội… được ghi hàng trang tại điều 5 của hợp đồng (mục quyền hạn, trách nhiệm của bên B). Cả một hợp đồng lớn sao lại “…Chỉ có một nghĩa vụ duy nhất…”? Ông Du quá vụng về và lộ liễu. Nếu ông Khai sơ ý ký bản ghi lời khai có nội dung trên thì “Bảo Long” không chỉ bị “Bảo Sơn” chiếm đoạt hàng ngàn tỷ đồng mà ông Khai sẽ còn bị kết tội hình sự…! Như vậy có khách quan không? Có tàn nhẫn không? Lương tâm có bị rày vò không…? Cuối buổi làm việc ông Ngô Quang Du đã phải đồng ý việc “Bảo Long” phủ nhận nội dung biên bản ghi lời khai bởi việc làm mờ ám và phi đạo đức…! Cùng buổi làm việc tại Bảo Long, ông Phạm Hồng Hải Ninh triệu tập và xét hỏi cán bộ chủ chốt của Bảo Long, với giọng điệu lộ liễu, công khai bênh vực “Bảo Sơn” và hàm ý luôn gò trách nhiệm của mọi việc vào ông Nguyễn Hữu Khai, mục đích của màn này Bảo Long chẳng lạ gì … !

    Nếu lợi dụng lúc ông Khai đang quá mệt mỏi cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Điều tra viên Ngô Quang Du lại nhờ được quỷ che ma ám để lấy được chữ ký vào văn bản gian trá như trên thì sự thể sẽ đi đến đâu… ?

    – Một điều khẳng định rằng: Ông Sơn vẫn chưa thể chiếm được khuôn viên Bảo Long bởi: Ai dám đứng ra ép buộc hoặc “dàn xếp” việc ông Khai giao đất cho ông Sơn? Khuôn viên Bảo Long với diện tích chủ yếu là đất dự án do ông Khai đại diện Công ty cổ phần tập đoàn Y dược Bảo Long thuê của nhà nước để thực hiện việc xây dựng xưởng sản xuất thuốc và Bệnh viện. Nay ai dám cấp giấy cho phép ông Sơn mua? Trong đó lại còn có hàng chục mẫu đất trước đây Bảo Long chuyển nhượng của dân để trồng dược liệu, là dạng đất nông nghiệp mà bây giờ nhà nước cấm mua bán, chuyển nhượng. Mặt khác giấy chứng nhận doanh nghiệp Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long mà bố con ông Sơn chộp dật, luồn lách để đổi thành tên ông Sơn cùng vợ con đâu đã hợp pháp, bởi thế mới đang tranh chấp. Dẫu luồn lách cách gì thì cũng phải có chủ cũ đứng ra làm lại thủ tục. Nhưng bây giờ việc đó ai làm? Mang pháp danh gì? Nếu như bố con ông Sơn không làm thủ tục trả lại pháp danh công ty cổ phần tập đoàn Y dược Bảo Long cho chủ cũ…! Rồi còn bao thủ tục bắt buộc khác mà không thể đốt cháy giai đoạn bằng tiền…! Việc mua bán chuyển nhượng tương tự như “Bảo Long” với “Bảo Sơn” người ta vẫn làm được trong sự thỏa thuận, từng bước tháo gỡ, giải tỏa để đi đến hợp pháp. Chứ không ai lạm dụng công quyền để lừa lọc, cưỡng bức đối tác mà thành. Bài học cũ kĩ này lại rất mới đối với kẻ bảo thủ cậy thế hại người.

    Trả lờiXóa
  17. “Bảo Sơn” đang bối rối trước “nguy cơ” buộc phải sòng phẳng thanh toán hàng ngàn tỷ đồng! Nghe đồn họ ngả giá việc cứu nguy này khá cao…! Ông Nguyễn Hữu Khai trở nên quan trọng và đắt giá, có thể chẳng thua gì những nhân vật mà nước Mỹ đã niêm yết…!

    6. Công an thị xã Sơn Tây, Cơ quan cảnh sát điều tra công an Hà Nội và Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội Khởi tố bất hợp pháp gây khổ đau và làm mất uy tín của công dân

    Được sự tiếp tay hỗ trợ sốt sắng và tận tụy của một số công an, công quyền, những hành vi cài bẫy, vu oan buộc tội điển hình đã được thực hiện:

    Người gánh chịu đầu tiên là đồng chí Đặng Quang Tuất – Phó bí thư Đảng bộ kiêm chủ tịch Hội cựu chiến binh Bảo Long đồng thời kiêm Chánh văn phòng Tập đoàn Y dược Bảo Long (Tập Đoàn Y dược Bảo Long có một Đảng bộ với bốn chi bộ gồm trên năm chục Đảng viên. Trong đó có nhiều đồng chí là Thiếu tướng, Đại tá, Thượng tá, Công an, Quân đội và nhiều giáo sư, tiến sĩ, kĩ sư, cử nhân, bác sĩ, dược sĩ…). Đồng chí Đặng Quang Tuất đã bị Viện kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội tống đạt quyết định số: 450/QĐ-VKS-P1A ký ngày 27 tháng 4 năm 2012 về việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can. Kèm theo quyết định khởi tố bị can số: 175 ký ngày 11/01/2012 và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú ký ngày 27 tháng 4 năm 2012 của cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Hà Nội. Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Hà Nội đã căn cứ quyết định khởi tố vụ án hình sự số:187 ngày 05 tháng 11 năm 2011 của cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thị xã Sơn Tây để ra quyết định khởi tố bị can. Việc ban hành các văn bản quyết định trên là không công minh và không có cơ sở pháp lý bởi: Tòa nhà 4 tầng trong khuôn viên Bảo Long vừa xây dựng xong. Mặt hiên sát với tường rào, bên ngoài tường rào là hàng cây xà cừ, tiếp theo là sân bóng đá. Ngày 27 tháng 10 năm 2011, đồng chí Đặng Quang Tuất – Chánh văn phòng Tập đoàn Y dược Bảo Long với chức năng quyền hạn: Quản lý, điều hành khối an ninh bảo vệ, bảo trì xây dựng, đời sống cơ sở vật chất và khuôn viên môi trường đã thuê anh Nguyễn Tiến Đức và anh Nguyễn Văn Đọn (cư trú tại xã Sơn Đông, TX Sơn Tây) phá dỡ 21,6 mét tường rào và chặt 5 cây xà cừ, 2 cây phượng để làm sân cho tòa nhà 4 tầng.

    Trả lờiXóa
  18. Đây là việc cải tạo cho sạch đẹp theo quy hoạch khuôn viên của Tập đoàn Y dược Bảo Long. Tuy nhiên Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Thị xã Sơn Tây đã nhận đơn tố cáo của “Bảo Sơn” khép tội hủy hoại tài sản công dân và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Tường rào và cây cối hiện do Tập đoàn Y dược Bảo Long quản lý. Việc chuyển nhượng tài sản, vốn cổ phần, pháp danh thương hiệu giữa “Bảo Long” với “Bảo Sơn” hiện đang trong thời gian Tòa án nhân dân Hà Nội xem xét chưa phân xử thì cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị xã Sơn Tây dựa trên tư cách, thẩm quyền và cơ sở pháp lý nào để công nhận khuôn viên “Bảo Long” là thuộc quyền sở hữu của “Bảo Sơn”? Mặt khác trong quyết định khởi tố bị can số: 175 ngày 11/01/2012 của cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Hà Nội có ghi: “Ông Đặng Quang Tuất là Cán bộ văn phòng Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long đã có hành vi thuê anh Nguyễn Tiến Đức và anh Nguyễn Văn Đọn phá dỡ 21,6 mét tường rào và chặt 5 cây xà cừ, 2 cây phượng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long…”. Như vậy chính cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Hà Nội đã công nhận sự việc là chuyện nội bộ của công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long. Vì sao Công an Sơn Tây lại quá sốt sắng, vội vã ôm lấy sự việc để khởi tố theo đề nghị của người không đủ cơ sở pháp lý về quyền sở hữu? Biết ngượng! Công an Thị xã Sơn Tây không tiếp tục thụ lý nữa mà đẩy lên cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Hà Nội. Chần chừ mãi rồi tới hơn hai tháng sau cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Hà Nội mới nhận và ra quyết định khởi tố bị can. Theo Luật thì sau 24 giờ hoặc chậm nhất là sau 3 ngày, Viện kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội phải ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can. Nhưng cũng chần chừ mãi rồi tới hơn ba tháng sau mới ra quyết định phê chuẩn…?

    (Xin vui lòng click vào đây để xem các quyết định và nhận định, chỉ chích của công luận qua Báo Tiền phong )

    Trả lờiXóa
  19. (Xin vui lòng clik vào đây để xem thêm nhận định chỉ chích của công luận qua Báo Tiền Phong trong bài ” Ai có tài sản bị hủy hoại”)

    7. Ông Nguyễn Trường Sơn cùng Công an thị xã Sơn Tây chiếm đoạt cơ sở của Tập đoàn Y dược Bảo Long để làm trụ sở Đồn công an Đồng Mô sau đó tổ chức cưỡng bức chiếm đoạt và hủy hoại tài sản của Bảo Long

    Ngày 27 tháng 02 năm 2012 lợi dụng lúc Tổng giám đốc Nguyễn Hữu Khai công tác tại nước ngoài“ Bảo Sơn” đã cho một số đối tượng lạ mặt tới khoan phá sàn tầng 2 tòa nhà 10 tầng khu văn phòng của Tập đoàn Bảo Long. Cán bộ “Bảo Long” không ngăn cản được sau đó đã phải cắt cầu dao điện, buộc nhóm khoan phá phải ngừng tay. Sáng hôm sau ngày 28-2-2012 Trung tá Khuất Văn Tiến – Phó đồn Công an Đồng Mô cùng ông Tạ Văn Hùng – Phó Công an xã Cổ Đông đã triệu tập một số cán bộ Bảo Long tới văn phòng đem những văn bản do “Bảo Sơn” cung cấp và với lý lẽ không thuyết phục ép Bảo Long phải mở cửa hướng Tây Nam của tòa nhà 10 tầng cho Bảo Sơn chở máy phát điện và máy khoan vào khoan phá sàn tầng 2 để lắp thang máy…! (Tòa nhà này hiện đã có hai thang máy vẫn hoạt động bình thường). “Bảo Long” yêu cầu chờ Tổng giám đốc ở nước ngoài về. Ông Khuất Văn Tiến nói: “Nhỡ Tổng giám đốc Bảo Long ốm nằm hàng tháng ở nước ngoài cũng phải chờ à! Nếu không mở cửa thì chúng tôi sẽ dùng biện pháp cưỡng chế”. “Bảo Long” yêu cầu phải có lệnh hợp pháp mới được cưỡng chế. Ông Tiến vỗ tay lên ngực hùng hổ nói: “Tôi mặc sắc phục Cảnh sát đây! Nhận lệnh của chỉ huy đây…!” Sau đó ông Tiến đã cho con trai ông ta là Khuất Văn Việt (nhân viên bảo vệ của Bảo Sơn) cùng một số tội phạm trộm cắp, nghiện hút dưới sự hỗ trợ của công an đồn Đồng Mô và Công an xã Cổ Đông phá cửa tràn vào khu nhà 10 tầng thực hiện việc khoan phá. Họ hung hãn xô đẩy quật ngã những nữ công nhân chân yếu tay mềm.
    “Bảo Long” đã điện thoại cho 113 Công an Hà Nội và 113 Công an Sơn Tây kêu cứu. Nhưng cũng như những lần trước họ chẳng hề để ý. Cán bộ “Bảo Long” phải trực tiếp tới phòng làm việc Đại tá Trần Quang Lịch – Trưởng Công an Thị Xã Sơn Tây. Nhưng tại đó ông ta đang bận nói chuyện với ông Nguyễn Trường Sơn – chính là kẻ chủ mưu tàn phá “Bảo Long” nên không muốn tiếp công dân với mỗi tờ đơn trình báo…

    Trả lờiXóa
  20. “Bảo Long” đã kêu cứu các cơ quan truyền thông báo chí và ngay lập tức đã được các phóng viên, nhà báo tới. Bọn phá hoại hung hãn là vậy nhưng đã phải ngừng tay trước ánh mắt của các nhà báo!

    Mục đích của sự cưỡng bức, tàn phá trên là vô cùng thâm độc và nguy hiểm. Nó không ngoài mưu đồ cài đặt tội lỗi để ăn vạ. Cán bộ công nhân viên và học sinh “Bảo Long” hầu hết là con nhà võ, tuy nhiên họ đã được giáo dục chu đáo và luôn mang trong mình một tinh thần cao thượng nên kìm chế được bức xúc không để xảy ra bạo lực và không bị “dính đòn lừa của bọn tiểu nhân…”.

    Sự vụ trong mưu đồ hèn mạt để buộc tội đã được nhiều Báo đăng tin phê phán và coi đó là hành vi vô cùng nguy hiểm. Nó có nguy cơ bạo lực gây đổ máu còn lớn hơn nhiều so với vụ việc vừa xẩy ra ở “Tiên Lãng – Hải Phòng”! Qua thông tin từ báo “Đại Đoàn kết” và báo “Người cao tuổi”, Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã cho phép Lãnh đạo Tập đoàn y dược Bảo Long tường trình, báo cáo cụ thể sự vụ. Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu lập tức điện thoại cho một số các đồng chí lãnh đạo Thị ủy, UBND Thị xã Sơn Tây, Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội và Bộ Công an. Yêu cầu giải quyết ngay sự vụ…!
    Mấy ngày sau Đồn Công an Đồng Mô do ông Nguyễn Trường Sơn cùng Công an Thị xã Sơn Tây đặt giữa trung tâm khuôn viên Tập đoàn Y dược Bảo Long đã phải chuyển đi, trả lại toàn bộ phòng ốc bị cưỡng bức chiếm đoạt cùng thiết bị, đồ dùng công cụ…cho Tập đoàn Y dược Bảo Long. Từ đó tới nay khuôn viên Bảo Long đã trở lại thanh bình…! Những ông công an “cố đấm ăn xôi” cũng đã nản lòng…!

    Trả lờiXóa
  21. 8. Cán bộ An ninh điều tra (PA92) cùng bọn bồi bút Nguyễn Như Phong tiếp tay cho “Bảo Sơn” trốn tội và tiếp tục hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của “Bảo Long”.

    Với hành vi “vừa ăn cướp, vừa la làng” và tưởng “chạy chọt” được! Ngày 02/12/2011 ông Nguyễn Trường Sơn đã làm đơn khởi kiện “Bảo Long” tại Tòa án nhân dân TP Hà Nội. Sau 4 tháng đối chất trước cán bộ thụ lý của Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội, ngày 05/4/2012 ông Sơn đã phải xin rút đơn khởi kiện bởi đuối lý và giật mình nhận ra hậu họa của sự chộp giật chiếm đoạt đã dẫn tới một hệ lụy khôn lường sau khi được cán bộ thụ lý và luật sư phân tích.

    Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và đất đai nhà xưởng giữa “Bảo Long” với “Bảo Sơn”, soạn thảo và thực hiện không tuân thủ quy chế, nguyên tắc luật pháp. Bởi thế sẽ dẫn tới lời tuyên vô hiệu của Tòa. Khi Tòa tuyên vô hiệu thì của ai trả người nấy. Tuy nhiên ông Sơn đã lỡ chiếm đoạt pháp danh thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện Đa khoa Bảo Long (loại bỏ gần một ngàn CBCNV Bảo Long) nay muốn trả lại thì không được bởi thương hiệu là danh dự, là uy tín, là mãi lực. Khi chiếm được ông Sơn đã cố tình để Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long bị phạt, bị thu giấy phép hoạt động rồi lại cố tình được chương trình thời sự VTV1 thông tin trước đại chúng. Còn đối với Bệnh viện Đa khoa Bảo Long thì ông Sơn đã “luồn lách, lừa lọc” để đổi tên thành Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Việc thay tên đổi chủ không những sai về pháp lý còn sai cả về nguyên tắc của ngành y tế nên đã phải ngưng hoạt động !

    Giá trị thương hiệu Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long và Bệnh viện Đa khoa Bảo Long là không thể phủ nhận! Được các cơ quan chuyên môn đánh giá hàng ngàn tỷ đồng!

    Sau hơn ba tháng rút đơn khởi kiện ông Sơn vẫn không chịu gặp “Bảo Long” để bàn bạc thương lượng (theo như lý do mà ông ta đề nghị với Tòa để rút đơn). Tôi đã phải chủ động viết thư mời tới cơ sở tại khuôn viên Bảo Long (nơi đang xảy ra tranh chấp) để gặp gỡ thì ông Sơn gửi công văn trả lời không chấp nhận mà yêu cầu tôi cùng ông ta tới trụ sở của cơ quan An ninh Điều tra (PA92) để gặp gỡ…!?.

    Mưu đồ tận dụng công an, công quyền không hiệu quả, ông Sơn cùng nhóm giúp việc lại dốc túi những xảo quyệt, ráo diết tìm cách bôi nhọ tôi. Bằng thủ thuật “nhà nghề” họ đã dùng Nguyễn Như Phong, Hoàng Thắng, Thanh Ngọc – Ba tay bút này thuộc tờ báo của Tập đoàn Dầu Khí mang tên: “Năng lượng mới” vừa ra mắt hơn năm nay.

    Trả lờiXóa
  22. Nguyễn Như Phong giao cho Hoàng Thắng trực cửa “chiêu binh” tham gia thương vụ Bảo Long – Bảo Sơn. “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” Thắng đã đón được vài tay học việc. Chúng lợi dụng uy tín của một số tờ báo để làm cái trò gọi là: “Đánh tập thể” trong đó có Nguyễn Tuấn Anh – Trưởng phòng PV Thanh tra thuộc Báo Thanh tra. Những bài viết vu cáo, bôi nhọ triệt hại các thầy thuốc chân chính và hàng trăm người lao động lương thiện “Bảo Long” mang bút danh “Bắc Hà” là do Nguyễn Anh Tuấn sao chép của bọn Nguyễn Như Phong. Tuy được đăng trên Báo với cái tên công minh, trong sáng là: “Thanh tra” nhưng vẫn tối mù! Bởi hôi hám và sặc mùi “dịch vụ bẩn”. Công chúng tinh ý lắm đâu có dễ lừa…!

    Nguyễn Như Phong nguyên phó Tổng biên tập Báo Công an nhân dân, với hàm Đại tá an ninh, lại đương nhiệm với chức Tổng biên tập một tờ báo. Nguyễn Tuấn Anh khoác lốt cơ quan ngôn luận của Thanh tra Chính phủ, với chức danh trưởng phòng phóng viên thanh tra. Quả thật hai tay này câu kết với nhau thì mang một uy lực không nhỏ, chỉ cần một nét bút mảnh mai cũng có thể khoanh vòng khống chế và vô hiệu hóa hầu hết những sức mạnh thật! hoặc có thể “Tử thần hóa” có thể đập chết hoặc lật đổ nhiều thế lực. Đến những vị quan chức nhà nước đầy quyền lực trong tay cũng phải gờm…! Nguyễn Như Phong và Nguyễn Tuấn Anh đang được quyền, thủng thỉnh “làm chơi ăn thật”. Có thể nhận đơn đặt hàng và tư liệu giả dối, lừa đảo của bọn bất nhân, rồi sai đàn em tung tin vung vảy. “Câu chuyện làm ăn thường nhật này đã thành lối mòn, đã nhàm với dư luận và trở thành tất yếu”. Chẳng cần vốn, chẳng mất bao công sức mà có thể bỗng chốc đầy túi! Tuy nhiên “Cao nhân tất hữu cao nhân trị” ở đời “ác giả ác báo” kẻ tham tàn nào cũng gánh quỷ thần hai vai, chúng sẽ bị hành xử rối rắm, lú lẫm tinh thần và lệch hướng khó theo ý mình…! Mối quan hệ giữa chúng với nhau là không có gốc, làm sao có tình và cũng chẳng thể có hậu, luôn phòng bị sắn sàng ám hại lẫn nhau. Bởi thế kịch bản Nguyễn Như Phong và Nguyễn Tuấn Anh sẽ vào thế: “kẻ ăn ốc người đổ vỏ”. Con Cáo già Nguyễn Như Phong đâu để thầy trò con gà công nghiệp Nguyễn Tuấn Anh ngọt ngào“hưởng lộc”…!

    Cái “chiến thuật đánh tập thể” tuy quá cũ kĩ nhưng vẫn là công cụ nguy hiểm để bọn bồi bút phản quốc hại dân kiếm ăn và làm giàu bằng cách dọa nạt, trấn lột, khống chế và “đập gần chết” nhiều chủ doanh nghiệp và kể cả những cán bộ tài năng, chân chính của nhân dân khi “vận hạn”! Hầu hết khổ chủ khi được minh oan thì đã mãn cuộc đời …! và khi đó những kẻ gây tội ác cũng đã “hạ cánh an toàn”, mà ít ai biết đến danh tính. Bởi chúng được quyền “ném đá dấu tay”.

    Trả lờiXóa
  23. Xin hỏi: Nếu sự việc chỉ cần gần đúng như nhóm Nguyễn Như Phong đưa tin thì tại sao: Ông Sơn phải rút đơn khởi kiện rồi đang phải chịu nhục nhã bởi những hành vi bỉ ổi, tàn bạo và đang phải xót xa đau đớn bởi cả năm qua đổ bao tiền của mà chỉ để chuốc họa vào thân…?

    Tập đoàn Y dược Bảo Long đã làm đơn kiến nghị và tố cáo tới các cơ quan chức năng nhưng chẳng đâu giải quyết. Trong khi đó “Bảo Sơn” không biết kiến nghị bằng thủ pháp gì mà lại được các ông Công an, Công quyền tận tụy giúp đỡ như thế? Họ không quản sớm tối phụng sự ông Sơn. Tại khuôn viên “Bảo Long” có mỗi việc mấy cô lễ tân cùng bảo vệ của “Bảo Sơn “ bất đồng trong việc dàn xếp phòng ốc mà Cảnh sát 113 Công an Hà Nội cũng đánh xe lên trợ giúp! Nhân viên “Bảo Long” rỡ bức tường rào, chặt mấy cây xà cừ để làm sân cho căn nhà vừa hoàn thiện, ông Sơn điện thoại cho Công an thị xã Sơn Tây cùng Công an Hà nội lục sục cả đêm “điều tra xét hỏi, bảo vệ hiện trường” rồi nhắm mắt khởi tố…! “Bảo Long” làm đơn tố cáo chỉ “nước đổ lá khoai”. Nhưng cũng có phần an ủi là được hồi âm hướng dẫn chuyển đơn tới nơi khác…và rút cuộc tới chính tay đối tượng mình muốn tố cáo…!

    Dòng đời dễ gì trong được! Bởi “đục nước béo cò”! “Đại gia” Nguyễn Trường Sơn – Một gian thương tàn bạo từng câu kết với gian y Trung Quốc buôn cái gọi là: “Nước thần tiên” (thuốc giả trị ung thư) để lừa những người bệnh khổ đau nghèo khó trước lúc qua đời còn phải bỏ vào hầu bao của chúng gần mười cây vàng…! Ông Sơn liếm tội, khạc tiền làm tổn thương nhân phẩm của nhiều người!

    Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn do ông Nguyễn Trường Sơn làm chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc gần như một “đống rác điển hình về tệ nạn xã hội”. Hầu hết những chuyện bê bối, bẩn thỉu gì cũng có (tổ chức mại dâm; buôn lậu; hành nghề trái phép bán thuốc giả; lừa đảo khách hàng mua đất; lừa đảo đối tác coi thường pháp luật không chấp hành án phạt…!).

    Trả lờiXóa
  24. “Bảo Sơn” suy bụng ta ra bụng người, cứ tưởng ai cũng như mình. Vì thế đổ bao tiền của cho việc “bới lông tìm vết” truy xét tìm tội Tập đoàn Y dược Bảo Long. Cả năm qua hàng chục Công an, Công quyền cùng bọn bất nhân tận tụy bới đất lật cỏ, moi móc tìm kiếm mà chẳng mảy may thấy gì là phạm pháp!

    Thật không thể phủ nhận được sức mạnh của đồng tiền. “Có tiền mua Tiên cũng được”. Tuy nhiên Tiên mà mua được thì đâu phải là của thật! Lũ tham tàn giả dối, luôn là con dao hai lưỡi sẽ sát hại cả chính ông Sơn! Không biết ông Nguyễn Trường Sơn ngót 70 tuổi rồi có xấu hổ về quá khứ và hiện tại của mình? và những người đang dẫm lên sự thật để che đậy và lau chùi cho ông Sơn có biết xấu hổ không? Quả là “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Tụi này có thể dùng nhiều thủ đoạn để lấp liếm bản chất bất nhân, vô liêm xỉ và níu tay, bịt miệng người xét xử. Tuy nhiên tạo hóa quả báo rành rành. Những kẻ nhẫn tâm “ngậm máu phun người” chẳng lẽ lại mãi vô can!

    Những bằng chứng gian trá, tham tàn, độc ác không còn tính người của một lũ: “kẻ cúi người quỳ, kẻ há người ngậm, đứa che đạy, đứa lau chùi… được nêu vắn tắt như trên là những vết nhơ điển hình trên bối cảnh của nền kinh tế thị trường nóng bỏng! Nhiều tờ Báo chính thống đã vạch trần và có thể trên những tác phẩm di khảo sẽ ghi lại để hậu thế làm kinh nghiệm, phòng ngừa trong việc xây dựng sự nghiệp chân chính của mình.

    Một vài bộ phận cùng những công an và công quyền và bọn bất nhân chỉ quan tâm giải quyết theo nguyện vọng của ông Sơn. Trong khi Lương y Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khai cùng hàng trăm thầy thuốc chân chính và hàng ngàn người lao động lương thiện bị ông Sơn chiếm đoạt và hủy hoại công ty, bệnh viện. Những thành quả mà họ cần mẫn xây đắp bằng mồ hôi nước mắt trong hơn hai chục năm qua thì không hề để ý. Có lẽ chỉ khi cầm trên tay đếm được từng đồng họ mới coi đó là tiền! Còn sự nghiệp góp phần bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc và chăm lo bảo vệ sức khỏe cộng đồng thì với họ chẳng có nghĩa gì…! Thật hổ thẹn và vô cùng đau xót !

    Cả năm qua ông Nguyễn Trường Sơn cùng những công an, công quyền suy thoái phẩm chất và lũ bất nhân hành hạ, trấn áp và cưỡng bức Bảo Long – Nguyễn Hữu Khai để lại hậu quả tai tiếng rất xấu trong dư luận. Họ tận tụy “bới lông tìm vết” nhưng không được gì! Rồi lại giở trò gian trá, cài bẫy, lừa đảo, vu oan buộc tội nhưng cũng bất thành…! Bởi Tập đoàn Y dược Bảo Long là một cơ sở với đội ngũ lãnh đạo và CBCNV là những thầy thuốc chân chính có bản lĩnh vững vàng cùng với truyền thống thương yêu, đoàn kết như một đại gia đình. Tập đoàn Bảo Long còn có đủ cơ cấu tổ chức chính trị, xã hội căn bản (một Đảng bộ với nhiều chi bộ trực thuộc, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội khoa học tâm lý giáo dục, Hội Đông y…) Hàng năm đều được khen thưởng và công nhận là tổ chức trong sạch, vững mạnh. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển “Bảo Long” luôn được sự tin yêu mến mộ của đông đảo công chúng, được Đảng và Nhà nước ghi nhận, động viên, khen thưởng. Đồng thời là điểm sáng về công tác xã hội hóa y tế, văn hóa, giáo dục và thể thao của cả nước, cùng với một Bệnh viện y đức, thân thiện và hiệu quả, đồng thời được sự quan tâm nhìn nhận một cách công minh chính trực của các cơ quan ban ngành, các cơ quan truyền thông và đông đảo công chúng, khiến những thủ đoạn xảo quyệt tàn bạo không thể bôi nhọ và buộc tội!

    Trả lờiXóa
  25. 1. Vụ buôn “nước thần tiên” chữa bệnh ung thư trái phép của ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch Tập Đoàn bảo Sơn

    2. Khách sạn Bảo Sơn có bị hạ “sao” vì tội chứa gái mại dâm ?

    3. Bắt quả tang ổ mại dâm cao cấp cho người nước ngoài tại khách sạn Bảo Sơn

    4. Vụ tranh chấp hợp đồng kinh tế lắp đặt điều hòa nhiệt độ ở khách sạn Bảo Sơn với Viện khoa học công nghệ tàu thủy
    5. Vụ tranh chấp đòi tiền giữa chủ nhân của khách sạn Bảo Sơn và một công dân Pháp
    6. Vụ tranh chấp tại công ty TNHH Nghi Tàm thuộc Tập đoàn Bảo Sơn
    7. Vụ lừa đảo 47 biệt thự của công ty thứ cấp Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn


    8. Vụ ly hôn chạy án 10.000 tỷ của đại gia tập đoàn Bảo Sơn.

    Trả lờiXóa
  26. (ĐSPL) - Mặc dù chưa có giấy phép, Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng và du lịch Bảo Sơn vẫn thi công xây dựng công trình tòa nhà chung cư cao 31 tầng tại phường Hưng Phúc, TP.Vinh (Nghệ An).

    Công trình Tòa nhà dịch vụ thương mại, căn hộ cao cấp, nhà ở 31 tầng tại phường Hưng Phúc, TP. Vinh (Nghệ An) do Công ty CP Tập đoàn đầu tư và du lịch Bảo Sơn làm chủ đầu tư. Công trình được khởi công từ tháng 3/2016 đến nay vẫn chưa hề có giấy phép xây dựng.
    Dự án nhà dịch vụ thương mại, căn hộ cao cấp, nhà ở 31 tầng tại phường Hưng Phúc, TP. Vinh (Nghệ An) do Công ty CP Tập đoàn đầu tư và du lịch Bảo Sơn làm chủ đầu tư.
    Ngày 9/6 vừa qua, Phòng Quản lý đô thị TP. Vinh đã đình chỉ thi công đối với công trình về vi phạm: Tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng; thi công công trình vi phạm các quy định về xây dựng gây lún, nứt công trình lân cận và hạ tầng kỹ thuật.

    Trả lờiXóa
  27. Tuy nhiên, theo quan sát của PV, 2 công trình dự án của Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng và du lịch Bảo Sơn vẫn đang được thi công khai rầm rộ. Máy móc, công nhân vẫn hoạt động, làm việc suốt ngày.
    Trả lời chúng tôi, ông Hồ Đức Sơn (đại diện Ban quản lý dự án Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng và du lịch Bảo Sơn) cho biết, công trình đang thực hiện các hạng mục ban đầu như đào móng tầng hầm và khoan cọc nhồi. Vị này cho rằng, việc chưa có giấy phép xây dựng nhưng vẫn thi công là theo chỉ đạo của Ban giám đốc.
    Ông Hồ Đức Sơn, cán bộ Ban quản lý dự án Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng và du lịch Bảo Sơn chia sẻ với PV.
    Ông Phan Thanh Sơn (Đội trưởng đội Quản lý trật tự đô thị TP Vinh) xác nhận việc xử lý sai phạm tại công trình này.
    Ông Phan Thanh Sơn, Đội trưởng đội quản lý trật tự đô thị Vinh trao đổi với PV.
    Ông Nguyễn Quốc Thắng (Trưởng Phòng quản lý đô thị thành phố Vinh) cho hay, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bị đình chỉ, Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng và du lịch Bảo Sơn không xuất trình được giấy phép xây dựng thì sẽ bị cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm – ông Thắng cho biết thêm.

    Cũng theo tìm hiểu của PV, sau 3 tháng thi công không phép, công trình đã làm cho 15 hộ dân lân cận bị nứt nẻ, đứt gãy, sụt lún.

    Trả lờiXóa