Phần 46: Tiến sĩ Cường sẽ tiếp tục xuất hiện trên báo chí, truyền hình, đi về các địa phương khắp cả nước để thuyết giáo về đạo đức, cách sống và lập nghiệp cho các tầng lớp thanh niên??? Ban chuyên án sẽ mời Thành ủy viên, Đại biểu HĐND, Giám đốc Sở giáo dục Hà Nội lên để hợp tác điều tra ??? Tại sao trường Hanoi Academy không dám khẳng định bằng văn bản việc không có thành viên nào của trường gọi điện thoại vu khống anh Minh gây rối trong trường cho cơ quan Công an ? Thành ủy viên Nguyễn Hữu Độ “bật đèn xanh” cho trường không trả lời các vấn đề còn lại bằng văn bản cho anh Minh là giúp chị Thủy chạy án ???
Tiến sĩ Cường vẫn tiếp tục được đi “Đoàn kết và tập hợp thanh niên” và lãnh đạo Hội Doanh nhân trẻ vì được sự bao che của Ban bí thư Trung ương Đoàn ???
Mở đầu bài viết này nhóm phóng viên của chúng tôi xin được thay mặt anh Minh gửi lời cảm ơn tới toàn bộ các quý vị độc giả đã yêu quý, ủng hộ góp ý kiến quý báu cho anh Minh trong vụ án ly hôn đắt giá nhât Việt nam tranh chấp tài sản lên tới 500 triệu đô tại Tập đoàn Bảo Sơn. Nhân dịp năm mới chúng tôi cùng anh Minh xin được gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới toàn bộ các quý vị độc giả và gia đình với một mong muốn năm mới sẽ nhận được nhiều hơn những ý kiến đóng góp của các độc giả. Vâng chúng tôi phải khẳng định rằng chính sự quan tâm đóng góp ý kiến của các vị độc giả có tâm huyết đã góp phần quan trọng giúp cho anh Minh và gia đình anh giải tỏa được những nỗi oan ức bấy lâu nay.
Vào trung tuần tháng 12 anh Minh nhận được bức thư của một độc giả giấu tên “hướng dẫn” cho anh cách kiện tiến sĩ Cường. Độc giả này lo lắng vì “phương pháp kiện” hiện nay của anh đối với tiến sĩ Cường là không hiệu quả vì tiến sĩ đã lobby hết lại được sự giúp đỡ của các cán bộ tha hóa biến chất như Phó bí thư Đảng ủy Trung ương Đoàn Nguyễn Văn Sơn và Chủ tich Ủy ban kiểm tra Nguyễn Quang Trường. Độc giả đã hướng dẫn anh Minh gửi Đơn đến Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương
Thông tin nay đã được chúng tôi đăng tải trên Website
http://luatsuvidan10.blogspot.com/
tại phần 34D vào ngày 30/12/2011 chi tiết quý vị click theo đường dẫn sau:
http://luatsuvidan10.blogspot.com/2011/12/phan-34d-videoclip-va-ban-luoc-dich-ia.html
thì vào ngày 10/01/2012 anh đã nhận được Phiếu báo của Ủy ban kiểm tra thuộc Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương báo cho anh biết Đơn của anh đã được Ủy ban kiểm tra chuyển cho Trung ương Đoàn vào ngày 28/12/2011. Theo xác minh của chúng tôi cho tới ngày 17/01/2012 thì tiến sĩ Cường mới chỉ bị thôi không kiêm chức Trưởng ban biên tập Cổng tri thức Thánh Gióng còn các chức vụ tại Trung ương Đoàn và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam thì vẫn được giữ nguyên thậm chí trong thời gian bị đơn thư tố cáo Tiến sĩ Cường còn được bổ nhiệm thêm chức Chủ tịch HĐQT Công ty Vạn Xuân của Trung ương Đoàn!!! Vậy thì những lời các độc giả viết cho chúng tôi rằng tiến sĩ Cường đã lobby hết trong Ban bí thư phải chăng là sự thật ??? Nếu tiến sĩ Cường thật sự không có lỗi gì thì sao Ban bí thư lại Không dám trả lời Đơn tố cáo của anh Minh ??? Vào ngày 16/12/2010 khi anh hỏi Ông Nguyễn Phước Lộc là Đại biểu Quốc hội, Trưởng ban Đoàn kết tập hợp thanh niên và là cấp trên trực tiếp của Ông Cường rằng “ Nếu tiến sĩ Cường mắc các lỗi lầm như vậy thì là cấp trên trực tiếp Ông sẽ xử lý như thế nào?” thì Ông Lộc trả lời “Vì tình người nên Ông mới ngồi nghe anh trình bày chứ thực ra chẳng có chế tài gì với Ông Cường cả !!!” Phải chăng vì có sự bảo kê của Ông Lộc nên ngay trưa hôm đó ngày 16/12/2010 tiến sĩ Cường đã ngang nhiên cho lưu manh côn đồ trấn áp anh Minh tại Khách sạn Khăn quàng Đỏ??? Liệu những câu trả lời vô trách nhiệm như trên của Ông Nguyễn Phước Lộc có phải là câu trả lời của một đại biểu Quốc hội có trách nhiệm??? Chúng tôi cũng hướng dẫn anh Minh gửi Đơn tố cáo về hành vi vô trách nhiệm của Ông Lộc tới Ban Công tác Đại biểu Quốc Hội để xem xét, làm rõ !!!
Phong bì được chuyển cho anh Minh vào ngày 10/01/2012 |
Phiếu báo của Ủy ban kiểm tra thuộc Đảng ủy các khối cơ quan trung ương thông báo cho anh biết Đơn tố cáo của anh đã được chuyển đến Trung ương Đoàn vào ngày 28/12/2011 |
Lộ diện Giám đốc Sở giáo dục đào tạo Hà Nội nằm trong đường dây chạy án??? Việc Ông Nguyễn Hữu Độ giúp nữ đại gia Bảo Sơn chạy án có mang tính hệ thống???
Vào ngày 15/01/2012 anh Minh nhận được Thông báo số 01A/BC-PGD&ĐT của phòng giáo dục đào tạo Quận Tây Hồ thông báo cho anh kết quả làm việc của Phòng giáo dục Quận với trường HanoiAcademy theo đơn tố cáo của anh. Đúng như nhận định của chúng tôi thông báo này trả lời sai sự thật, không đúng với câu hỏi của anh Minh và những vấn đề nào trường thấy sai quá thì Sở giáo dục “bật đèn xanh” cho trường là không phải trả lời. Theo quan điểm của chúng tôi thì dấu hiệu của Thành ủy viên, Đại biểu HĐND Nguyễn Hữu Độ là một mắt xích trong đường dây chạy án đã được minh chứng khá rõ ràng khi một loạt các Đơn tố cáo của anh Minh về các trường học trong địa bàn Hà Nội đã nhân danh các cơ sở giáo dục thông đồng với chị Thủy không cho anh Minh đón con, “bật đèn xanh” cho chị Thủy giữ con trái pháp luật, tố cáo sai sự thật về tư cáo sai sự thật cho các cơ quan tòa án để đường dây chạy án do Ông Đào Sĩ Hùng cầm đầu xét xử sai pháp luật. Vụ án này đang có dấu hiệu hình sự và đã được các Ban chuyên án của Bộ Công an và Công an thành phố Hà Nội vào cuộc điều tra, xác minh.
Tại bài viết ngày hôm nay để giúp các độc giả có cách nhìn khách quan đa chiều về sự việc này chúng tôi xin được đưa ra các minh chứng cụ thể về cách giả quyết vụ việc tại trường Hanoi Academy của Ông Nguyễn Hữu Độ để minh chứng cho sự bao che của Ông đối với việc làm trái pháp luật của cấp dưới “thô thiển” như thế nào???
Đơn tố cáo ngày 22/12/2011 của anh Minh trong đó văn thư của Sở GDĐT Hà Nội đã nhận đơn vào ngày 26/12/2011(trang 1) và trường Hanoi Academy đã nhận đơn vào ngày 22/12/2011(trang 6) |
Thông báo trả lời Đơn tố cáo được chuyển cho anh Minh vào ngày 05/01/2012 |
Trường Hanoi Academy giải trình : Chị Thủy đã thực hiện đúng yêu cầu của Sở chỉ nợ Photo hộ khẩu nhưng đây không phải là yêu cầu bắt buộc đối với trường dân lập và ngày 29/09/2011 gia đình đã nộp đủ các giấy tờ này. Trường giải trình như vậy là sai sự thật vì theo thư trả lời ngày 21/09/2011 do bà Chu Mai Phương ký chị Thủy đã làm sai quy định của Sở giáo dục khi không nộp các giấy tờ cần thiết và thông tin liên quan tới bố của hai cháu (gồm photo chứng minh thư và hai ảnh).
( Văn bản do bà Chu Mai phương đích thân ký ngày 21/09/2011 gửi anh Minh, Phòng hành chính và Ban giám hiệu nhà trường) |
Biên bản làm việc được ký vào lúc 12h30 giữa anh Minh và đại diện lãnh đạo nhà trường??? |
Đơn đề nghị xác nhận sự thật của anh Minh với cô Đặng thị Ngọc Anh là chủ nhiệm lớp của cháu Bảo Nhi. |
Đơn đề nghị xác nhận sự thật của anh Minh với cô Nguyễn Thúy Hà là chủ nhiệm lớp của cháu Bảo Hưng. |
Với ý thứ ba : Học phí của cháu Bảo Hưng và Bảo Nhi đã được gia đình đóng đến thời điểm nào? Vì sao trường không cung cấp cho anh Minh bản photo cuống biên lai học phí ?
Trường Hanoi Academy giải trình : mẹ cháu đã đóng hết cả năm học và trường đã cung cấp cho anh Minh toàn bộ các bản kê chị Thủy đã đóng. Trường giải trình như vậy là sai sự thật vì hai phiếu thu học phí gần đây nhất trường cung cấp cho anh Minh là phiếu thu do chị Thủy mới nộp hết tiền học của tháng 10 và điều này thể hiện rõ trong Đơn đề nghị ngày 01/12/2011 của anh Minh ghi rõ “Hiện nay tiền học của hai cháu tại nhà trường mới đóng hết tháng 10 và theo quy định của trường trong 5 ngày đầu tháng 12 nếu hai cháu vẫn tiếp tục nghỉ học và không đóng tiền học thì trường sẽ có văn bản yêu cầu bố mẹ hai cháu giải thích rõ mọi việc.Việc chị Thủy cho con nghỉ học nhốt con ở nhà là vi phạm pháp luật nhưng lại đưa thông tin sai lệch cho báo chí là do tôi cấm hai cháu tới trường là việc làm không chấp nhận được. Ngày hôm nay 01/12/2011 hai cháu đã bị chị Thủy giữ ở nhà không cho đi học đã hơn 60 ngày liên tục (tức là đã 45 ngày di học của hai cháu không tính thứ bảy và chủ nhật).Theo quy định của Bộ giáo dục và của trường học sinh nào nghỉ học liên tục 60 ngày thì sẽ không được lên lớp.”
( Biên lai thu tiền nhập học của hai cháu Hưng và Nhi chỉ đóng học phí từng tháng một cho tới hết tháng 10) |
Qua Videoclip trên ta thấy sự nói dối, lừa đảo một cách trơ trẽn của tập thể lãnh đạo trường HanoiAcademy. Bỏ một số tiền lớn cho con đi học nhưng liệu các phụ huynh sẽ mong con mình học được những gì từ những tấm gương đạo đức của các lãnh đạo này.
Tại sao trường Hanoi Academy không dám khẳng định bằng văn bản việc không có thành viên nào của trường gọi điện thoại vu khống anh Minh gây rối trong trường cho cơ quan Công an ?
Vâng thưa các quý vị độc giả vào thời điểm 13h ngày 12/12/2011 sau khi anh Minh vừa ký xong biên bản làm việc ra tới cổng bảo vệ thì gặp thiếu úy Toàn công an phường Phú Thượng thông báo là có người tố cáo Minh gây rối trong trường và ngay lập tức anh Minh đã điện thoại cho chúng tôi. Rất nhanh chóng thông tin này đã được chúng tôi chuyển tới Ban chuyên án của Bộ Công an và Công an thành phố Hà Nội. Tại thời điểm đó tất cả các cuộc điện thoại gọi đi và đến trong khu vực trường đã bị giám sát chặt chẽ và ghi âm lại, sau đó không khó cho Ban chuyên án nhận định, khoanh vùng và đã tìm ra những kẻ đã vu khống, bôi xấu dựng chuyện cho anh Minh. Chúng tôi tiếp tục hướng dẫn anh Minh làm Đơn tố cáo yêu cầu trường xác nhận văn bản cho các sự việc trên và đúng như dự đoán của chúng tôi trường Hanoi Academy đã không dám trả lời ??? Còn thực ra vấn đề anh Minh có vào trường gây rối hay không thì Videoclip sau đây đã chứng minh sáng tỏ không cần tới sự trả lời của trường Hanoi Academy bằng văn bản!!!
Thành ủy viên Nguyễn Hữu Độ “bật đèn xanh” cho trường không trả lời các vấn đề còn lại bằng văn bản cho anh Minh là giúp chị Thủy chạy án ???
Các vấn đề còn lại theo Đơn tố cáo của anh Minh như :
“Các đại diện lãnh đạo đã ký vào biên bản làm việc chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu giao con trước 16h (bốn giờ chiều) cho bất cứ bên nào (bố hoặc mẹ của cháu Bảo Nhi) nhưng bà Đàm Thị Hòa là hiệu trưởng khối mầm non đã vi phạm vậy trường sẽ xử lý với bà Hòa như thế nào và trách nhiệm của nhà trường với tôi trong việc này ? Tôi được biết trong mẫu giấy chuyển trường của nhà trường có mục “Giới thiệu học sinh tới học trường….” nên nếu trong trường hợp chị Thủy tới trường yêu cầu chuyển trường cho hai cháu đề nghị nhà trường báo cho tôi biết sự việc này cụ thể bằng văn bản và cung cấp cho tôi bản photo mẫu giấy chuyển trường mà nhà trường đã cấp cho chị Thủy.”
Để viết lời kết cho phần này chúng tôi xin thay mặt anh Minh gửi những lời chúc năm mới tốt đẹp nhất tới các Chủ tịch, Phó chủ tich Quốc Hội, Văn phòng Quốc Hội thành viên của các Ủy ban và Hội đồng dân tộc của Quốc Hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc Hội và 500 đại biểu Quốc Hội; Thủ tướng các Phó thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng, thứ trưởng , người đứng đầu và cấp phó của những người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu các tổ chức thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ; 3829 đại biểu HĐND cấp tỉnh của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ,Ủy ban nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 và toàn bộ các quý độc giả những lời chúc tốt đẹp nhất nhân dịp năm mới 2012. Chúng tôi mong rằng các Quý Ông, Quý Bà với quyền năng và trách nhiệm của mình hãy lên tiếng để xử lý nghiêm khắc những cá nhân sai trái trong vụ án này.
Các Website dự phòng của chúng tôi:
http://luatsuvidan1010.wordpress.com/
http://luatsuvidan10.blogspot.com/
http://luatsuvidan1000.wordpress.com/
http://luatsuvidan8.wordpress.com/
http://thuythanhnguyen.blogspot.com/
hoặc click google Đại gia Bảo Sơn ly hôn, chạy án tại tòa Hà Nội
Hay Tư liệu vụ ly hôn đắt giá nhất Việt Nam
Cần biết thêm thông tin liên hệ với chúng tôi qua hai địa chỉ Email sau:
luatsuvidan10@gmail.com
luatsuvidan101@gmail.com
Xin trân trọng cảm ơn
( Mời các bạn đón xem tiếp phần 47)
Vì sao Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai bị bắt?
Trả lờiXóahttp://dantri.com.vn/kinh-doanh/vi-sao-chu-tich-tap-doan-bao-long-nguyen-huu-khai-bi-bat-743509.htm
Chấn động là vì ông Khai từng là tiến sỹ, là thầy thuốc có tiếng trong ngành y dược gắn liền với thương hiệu Bảo Long. Ông cũng là nguyên mẫu nhân vật chính trong bộ phim dài tập "Đường đời" từng được công chiếu trên truyền hình trong một thời gian dài.
Chấn động, bất ngờ với công chúng, tuy nhiên, với những người trong cuộc, những người tìm hiểu sâu và kỹ về cuộc đời cũng như những câu chuyện kinh doanh của Nguyễn Hữu Khai thì việc ông ta bị bắt không có gì là lạ. Suốt trong 3 năm, từ 2011 đến đầu năm 2013, phóng viênPetroTimes trong quá trình tác nghiệp đã thực hiện nhiều loạt bài điều tra về những thủ đoạn làm ăn bất chính của Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long.
Những tư liệu chân thực của PetroTimes đã giúp công chúng nhận ra bộ mặt thật của Nguyễn Hữu Khai và cũng là nguồn tư liệu "sống" để góp phần hỗ trợ cơ quan chức năng tìm ra những hành vi sai trái của người đội lốt "lương y" này.
Chúng tôi xin được giới thiệu lại những tư liệu đã thu thập được để lý giải: Vì sao Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai bị bắt.
Tranh chấp giữa hai tập đoàn kinh tế Bảo Long và Bảo Sơn có thể xem là một trong những vụ làm tốn nhiều giấy mực của báo chí nhất trong thời gian này. Vụ việc thu hút sự quan tâm của dư luận không chỉ ở số tiền hàng trăm tỉ đồng mà còn bởi sự nổi tiếng của cả hai thương hiệu, tên tuổi của hai ông chủ và cả những uẩn khúc trong nội tình mà nếu không có cái nhìn xâu chuỗi sẽ khó mà hình dung ra được.
Ông Nguyễn Hữu Khai là ai?
Trả lờiXóaNgoài tên tuổi của Đông Nam dược Bảo Long, người ta còn biết đến Nguyễn Hữu Khai là nguyên mẫu của nhân vật chính trong phim “Đường đời” được phát trên sóng truyền hình trong một thời gian dài.
Ý tưởng để ông Nguyễn Hữu Khai trở thành nguyên mẫu của nhân vật trên phim truyền hình xuất hiện cách đây 15 năm, trong một buổi trao giải thưởng “Sức khỏe cho mọi người” của Báo Sức khỏe & Đời sống. Cuộc thi này do ông Nguyễn Hữu Khai tài trợ. Trong buổi gặp mặt thân mật sau lễ trao giải, ông Nguyễn Hữu Khai đã kể cho các nhà văn, nhà báo, nhà làm phim vắn tắt về cuộc đời chìm nổi của mình. Sau khi nghe xong câu chuyện, nhà viết kịch Võ Khắc Nghiêm đã đặt vấn đề sẽ viết một kịch bản phim về cuộc đời ông Nguyễn Hữu Khai.
Nhà báo Hoàng Dự khi đó đang công tác tại báo Sức khỏe & Đời sống nói với nhà văn Võ Khắc Nghiêm: “Thôi, bác nhường cho em nhân vật này để em viết thành tiểu thuyết trước, sau đó bác chuyển thể thành kịch bản phim sau”.
Cuốn tiểu thuyết “Nợ đời” của nhà báo Hoàng Dự ra đời trong hoàn cảnh đó. (Chữ “nợ đời” sau này được ông Nguyễn Hữu Khai nhắc đi nhắc lại khá nhiều trong các cuộc tiếp xúc với báo chí, truyền thông với câu quen thuộc “nợ đời trả mãi chưa xong”)
Tiểu thuyết này sau đó được chuyển thể thành bộ phim dài tập có tên là “Đường đời” với nhân vật chính là nguyên mẫu của ông Nguyễn Hữu Khai. Trong bộ phim này, nhân vật Hải được xây dựng là một người “lang bạt kỳ hồ” và làm nghề thầy thuốc.
Ông Nguyễn Hữu Khai sinh năm 1952 ở Xứ Đoài, (nay là thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Ngành học ông theo đuổi là ngành kiến trúc nhưng sau đó ông bỏ học và vượt biên sang Trung Quốc trái phép. Tại đây, ông Khai may mắn được một bà chủ hiệu thuốc nâng đỡ và học được nghề chữa bệnh bằng các phương thuốc Trung y.
Hồi đó, tội vượt biên trái phép được xem như phản quốc nên đến năm 1979, ông bị bắt, bị phạt tù và giam giữ 3 năm tại các nhà tù ở Lạng Sơn và Hỏa Lò (Hà Nội). Ra tù ông về quê và bắt đầu công việc chữa bệnh bằng các bài thuốc đã học được trong thời gian ở Trung Quốc. Tuy nhiên, do nợ tiền các hiệu thuốc quanh vùng khá nhiều nên ông phải bán xới để vào Nam lập nghiệp.
Từ đây, những thay đổi trong cuộc đời Nguyễn Hữu Khai bắt đầu.
Chuyện đời, chuyện làm ăn lận đận, thành công có, phức tạp có. Chuyện tình duyên, hôn nhân cũng vậy. Ông có tới bốn người vợ.
Người vợ tao khang ở quê nhà có với nhau hai mặt con thì bỏ.
Người vợ thứ hai là người Hoa, con một chủ hiệu thuốc, xinh đẹp, yêu thương và giúp ông nhiều trong công việc kinh doanh, có với nhau một con thì chẳng may mất sớm.
Người vợ thứ ba là một học trò; lấy nhau vì nghĩa, bỏ nhau vì lợi.
Người vợ thứ tư là một nhân viên trong công ty kiêm trường học, bệnh viện của ông bây giờ.
Ai là "cha đẻ” thực sự của Bảo Long?
Trả lờiXóaTập đoàn Bảo Long, tiền thân của nó là Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long. Ít ai biết được rằng, khởi sự, đây không phải là của ông Nguyễn Hữu Khai mà cha đẻ của nó là Công an TP HCM.
Lại nói về quá trình bôn ba của ông Nguyễn Hữu Khai, sau khi mãn hạn tù, ông về quê hương nhưng không thể trụ lại lâu vì nợ nần quá nhiều và vì hành nghề y mà không có giấy phép. Ông tìm đường vào vùng kinh tế mới Lâm Đồng, Sông Bé tiếp tục sống bằng nghề bốc thuốc.
Sau hai năm ở vùng kinh tế mới, ông lại ngược vào TP HCM để hành nghề xem mạch, kê đơn, bốc thuốc. Tại quận Nhất, Nguyễn Hữu Khai được Câu lạc bộ Đông y tạo điều kiện cho hành nghề ở trạm y tế phường. Chưa đầy 1 năm, Nguyễn Hữu Khai lại chuyển sang quận 5 và năm 1987 thì mở lớp dạy y học cổ truyền cho các học viên đến từ Tây Ninh, Tiền Giang, Sông Bé, Cần Thơ…
Dù là người từng vào tù ra tội và chính lực lượng Công an mới là người cứu vớt cuộc đời nay đây mai đó của ông Khai.
Những năm 90 của thế kỷ trước, khi các cơ quan Nhà nước được khuyến khích tham gia sản xuất, làm kinh tế, Công an TP HCM cũng có ý định mở một xưởng sản xuất sản phẩm Đông Nam dược. Trung tá Hà Quốc Khánh – người được Ban Giám đốc CA TP HCM giao nhiệm vụ xây dựng xí nghiệp Đông Nam dược đã mở rộng vòng tay, đón một người đã từng tù tội như ông Khai về và cho ông có cơ hội xây dựng sự nghiệp từ một cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền.
Đến ngày 1/6/1990, Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long được thành lập tại số 4 đường Nguyễn Cảnh Chân TP HCM (Công an TP HCM cho mượn một phần trụ sở, ở phía cổng sau).
Đến năm 1993, khi Nhà nước có chủ trương hạn chế lực lượng vũ trang làm kinh tế, nên Công an TP HCM quyết định không tiếp tục duy trì xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long nữa. Đây là cơ hội vàng để Nguyễn Hữu Khai tận dụng các nền tảng trong suốt 3 năm trời mà Công an TP HCM dày công gây dựng để lập nên Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long. Nguyễn Hữu Khai nghiễm nhiên làm chủ cơ ngơi và chuyển ra “ở riêng” ở Ấp 3, xã thới Thượng, huyện Hóc Môn. Đây vốn là vườn hoa quả của bà Nguyễn Thị Gạt, em gái ông Khai.
Cũng từ cơ ngơi riêng này mà Nguyễn Hữu khai đã mở ra nhiều chi nhánh ra các tỉnh phía Bắc và ông không quên vươn về quê hương bản quán là vùng Xứ Đoài.
Tính đến trước thời điểm thương vụ Bảo Sơn – Bảo Long diễn ra, Công ty Đông Nam dược Bảo Long đã có cơ sở làm việc ổn định tại thôn Trại Hồ, xã Cổ Đông, TX Sơn Tây, Hà Nội và 1 cơ sở ở Ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP HCM. Bảo Long cũng đã có gần 300 sản phẩm thuốc chữa bệnh và mỹ phẩm làm bằng thảo dược được phép lưu hành trên thị trường cả nước.
Năm 2005, Bảo Long thành lập Bệnh viện Đa khoa Bảo Long, tuyển mộ đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, vào làm việc. Đây được xem là một bước phát triển đột phá của Tập đoàn Y dược Bảo Long. Bệnh viện Bảo Long là mô hình mới của sự kết hợp giữa y học cổ truyền với y học hiện đại, ngoài việc bắt mạch, kê đơn theo phương pháp cổ truyền, các thầy thuốc ở đây còn được các phương tiện hiện đại chữa trị hiệu quả các chứng bại liệt do tai biến, viêm đa khớp mãn tính, thoái hóa cột sống, thiểu năng tuần hoàn não, u nang, gan, thận, buồng trứng, tử cung… và nhiều chứng bệnh nan y.
Năm 2007, được sự giúp đỡ, ủng hộ của Ủy ban Thể dục – Thể thao và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Bảo Long đã nắm bắt thời cơ, xây dựng trường phổ thông võ thuật với quy mô đa cấp (tiểu học, phổ thông cơ sở, trung học phổ thông)
Đạt được khá nhiều thành công và được báo chí ca ngợi khá nhiệt tình nhưng cũng phải thừa nhận một điều, “ông Bảo Long” làm PR cực tốt. Những cảnh ngộ khốn khó, éo le được báo chí hay dư luận quan tâm thì ngay lập tức Bảo Long nhảy vào với vai trò Mạnh Thường Quân cứu vớt. Những bài báo ca ngợi, những trường hợp được cứu vớt cứ thế được hết báo này đến báo khác ca ngợi lặp đi lặp lại.
Ví dụ như trường hợp của Vận động viên thể thao Lê Thị Huệ. Khi vận động viên này bị chấn thương không có tiền chữa trị, trở thành tiêu điểm của báo chí trong một thời gian dài. Và Bảo Long đã xuất hiện đúng lúc…
Trả lờiXóaCũng ngay sau đó, được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bảo Long lại thành lập trường Trung cấp Y dược…
Cứ có cơ hội, được cấp trên tạo điều kiện là ông Nguyễn Hữu Khai lại mở rộng phạm vi kinh doanh. Tuy nhiên, sự mở rộng này ngày càng cho thấy, chiều sâu trong chiến lược kinh doanh của Nguyễn Hữu Khai không có, ông ngày càng sa vào dàn trải, ôm đồm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mô hình kinh tế kiểu Bảo Long.
Nguyễn Hữu Khai cũng mở ra một cơ sở để sản xuất, điều chế dược liệu ở Sìn Hồ, Lai Châu. Ông liên tục xuất hiện trên báo chí nói về mô hình sản xuất táo bạo và mang tính “khai hoang” mang lại đổi đời cho vùng miền núi heo hút.
Chính nhà văn Nguyễn Như Phong, khi còn là Phó tổng biên tập Báo An ninh Thế giới đã từng lên Sìn Hồ, ban đầu với ý định sẽ viết bài ca ngợi mô hình kinh tế táo bạo và mang tính nhân văn của ông Nguyễn Hữu Khai. Tuy nhiên, khi lên đến Sìn Hồ thì lại nghe được không ít lời ta thán của người dân và cả chính quyền huyện rằng: Ông Khai xin đất dự án, làm được vài cái xưởng rồi để đấy. Khám bệnh cho dân cũng chỉ được vài bữa gọi là PR rồi giải tán đâu hết. Rượu thuốc mang tiếng là sản xuất ở Sìn Hồ nhưng lại là rượu được nấu từ dưới xuôi mang lên…
Nghi vấn ở Sìn Hồ cũng được ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bảo Sơn kể lại:
“Sau khi anh Khai năn nỉ mua nốt dự án ở Sìn Hồ giúp anh ấy, tôi cũng muốn “tai nghe mắt thấy”, đồng ý theo anh ấy lên vùng Sìn Hồ, Lai Châu. Xe đi từ 21h hôm trước, đến tận 12h trưa hôm sau mới đến nơi. Tôi vừa ra nhìn ngó xung quanh được mấy phút, chưa kịp xem xét gì thì mọi người đã bày sẵn cơm rượu liên hoan. Dù không quan sát được gì nhiều nhưng tôi cũng kịp biết rằng, đây là một dự án không khả thi. Tôi còn được biết trước khi tôi đến đây mấy ngày, anh Khai đã cho 40 người lên chờ sẵn, tổ chức dọn dẹp, chỉnh trang nhà xưởng và kêu gọi người dân đến khám bệnh”.
“Về đến Hà Nội, anh Khai ra giá cho tôi 27 tỉ đồng cho khu đất ở Sìn Hồ. Đương nhiên là tôi không chấp nhận vì giá trị của nó cùng lắm cũng chỉ 2 tỉ đồng. Tôi chỉ bảo với anh ấy: Với tôi hay với bất cứ đối tác nào, anh cũng không nên làm như thế!”.
Phải khẳng định rằng, xu thế sáp nhập, mua bán doanh nghiệp, thương hiệu… để tăng khả năng cạnh tranh trên thương trường là chuyện tất yếu và hết sức bình thường. Chính vì vậy, chuyện mua bán cổ phần, thương hiệu, tài sản… giữa Tập đoàn Bảo Sơn và Tập đoàn Bảo Long không có gì đáng nói nếu không có chữ "tình" chen giữa thương vụ.
Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao một doanh nghiệp vốn có thương hiệu, có uy tín và là biểu tượng của sự thành công lại phải bán đi cổ phần, tài sản, thương hiệu… những thứ mà họ đã dày công gây dựng hơn 20 năm, trải qua vô vàn khó khăn, thử thách mới có được?
Phần chìm ở Bảo Long
Trả lờiXóaSau hơn 20 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long ngày nào đã vươn mình trở thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa nghề có uy tín và thương hiệu mạnh ở Việt Nam. Ngoài vị thế là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực y dược, năm 2005, Bảo Long đã thành lập Bệnh viện Đa khoa Bảo Long và đến năm 2007 thì thành lập Trường phổ thông Võ thuật với quy mô đa cấp học (tiểu học, phổ thông cơ sở và trung học phổ thông). Do đó, vị thế và uy tín của Bảo Long được dư luận xã hội đánh giá rất cao.
Vị thế đó càng được khẳng định khi Bảo Long đã nhận được một loạt các bằng khen, giấy khen, danh hiệu… giành cho những doanh nghiệp thành đạt, có đóng góp cho xã hội. Và cũng chính vì thế, chuyện Bảo Long làm ăn thua lỗ, phải chịu cảnh nợ nần chồng chất, thậm chí là phải vay lãi suất “khủng” để thanh toán chi phí sản xuất, trả lương cho cán bộ, công nhân viên đã khiến dư luận xã hội và giới kinh doanh thực sự cảm thấy sốc. Vậy đâu là sự thật của một doanh nghiệp vốn được xem là biểu tượng trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam.
Theo báo cáo tổng hợp vốn và lãi vay do Kế toán trưởng Vũ Văn Hùng gửi ông Nguyễn Hữu Khai (khi đó ông Khai là Tổng giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long) thì tính đến ngày 31/1/2011: Bảo Long đã vay tổng số gần 83 tỉ đồng từ các ngân hàng; hơn 117 tỉ đồng từ 618 cá nhân ở khu vực Hà Nội; vay vốn từ các cổ đông là 86,786 tỉ đồng.
Đáng chú ý, trong các khoản vay từ cá nhân, có rất nhiều khoản vay Bảo Long phải chấp nhận lãi suất lên tới 18-21%/tháng (ngang với mức vay lãi “cắt cổ”, vay tín dụng đen). Và cũng theo bản báo cáo trên thì tổng số tiền nợ của Bảo Long tính đến hết tháng 1/2011 là 286,785 tỉ đồng và mỗi tháng, tổng cộng tiền lãi mà Bảo Long phải trả lên tới 10,961 tỉ đồng.
Mặc dù phải gánh trên vai một món nợ khổng lồ như vậy nhưng theo báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Bảo Long lại không mấy khả quan. Ví dụ, trong tháng 4/2011, tổng lợi nhuận sau thuế của 3 đơn vị kể trên chỉ là 544,041 triệu đồng (tức chưa bằng con số lẻ mà Bảo Long phải trả lãi cho các khoản vay). Thực trạng bê bết trên cũng được chính ông Nguyễn Hữu Khai, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Long đề cập đến trong “Đơn kêu cứu” gửi các cơ quan báo chí về thương vụ Bảo Sơn – Bảo Long: “Chúng tôi gặp khó khăn về tài chính không thể theo kịp trào lưu phát triển”.
Qua đó để thấy rằng, Bảo Long không còn là một doanh nghiệp mạnh, kinh doanh hiệu quả như từng diễn ra. Đành rằng, đã làm ăn thì phải có vay, có mượn nhưng vấn đề nằm ở chỗ doanh nghiệp có sử dụng các khoản vay đó để sinh lời và bù đắp các chi phí (tiền lương, chi phí sản xuất, khấu hao máy móc, nhà xưởng, lợi tức cổ đông, tiền lãi…) hàng tháng hay không?
Và trong trường hợp này, việc một tập đoàn kinh tế “mạnh” được tặng cúp vàng “Tự hào thương hiệu Việt” năm 2011 như Bảo Long mà phải cậy nhờ tín dụng đen để làm ăn thì thật khó hiểu. Lý do duy nhất ở đây là Bảo Long làm ăn kém hiệu quả, không đủ khả năng thanh toán tiền nợ lãi nên mới “giật gấu vá vai” để duy trì hoạt động. Đến khi không đủ khả năng thanh toán, không còn tài sản nào có thể thế chấp, lại phải chịu sức ép thanh toán gốc của các khoản vay trên mới phải tìm kiếm đầu tư. Do đó, việc Bảo Long và các cổ đông của mình quyết định tìm đối tác đầu tư hoặc bán cổ phần là hợp với xu thế phát triển chung ở bất kỳ nền kinh tế nào.
Trả lờiXóaNói như vậy để thấy rằng, chuyện Bảo Long bán cổ phần, tài sản và thương hiệu sản phẩm của mình cho Bảo Sơn cũng là lẽ thường tình.
Chi tiết bản hợp đồng
Bảo Long tìm kiếm đối tác đầu tư để tăng khả năng cạnh tranh, ổn định, phát triển sản xuất là điều hoàn toàn dễ hiểu. Vấn đề là ai sẽ nhập vai đối tác đầu tư cho Bảo Long trong thương vụ như vậy mới là điều quan trọng khi mà những lĩnh vực Bảo Long kêu gọi đầu tư đòi hỏi vốn lớn lại chậm thu hồi. Và nếu có đối tác nào sẵn sàng bắt tay với Bảo Long thì quả thật đó là một canh bạc thực sự. Mà trên thương trường, canh bạc đó được xem là “lành ít dữ nhiều”, rủi ro cao.
Việc Bảo Long nhận được cái gật đầu đầy thiện chí từ phía Bảo Sơn – một trong số ít đối tác đủ tiềm lực hợp tác với Bảo Long – chẳng khác nào “chết đuối vớ được cọc”.
Và ngày 3/3/2011, sau khi được sự thống nhất của Bảo Sơn và Bảo Long, tại trụ sở của Bảo Long (xã Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội), ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Bảo Sơn và ông Nguyễn Hữu Khai, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Bảo Long và các cổ đông đã ký bản Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm số 01/CNVCP&TS/BL-BS.
Theo đó, ông Nguyễn Hữu Khai với 60,33% vốn góp, bà Lê Thúy Hằng (vợ ông Khai) với 24,66% vốn góp, ông Nguyễn Hữu Sinh (em ông Khai) với 5% vốn góp đã đi đến thống nhất: Bảo Long đồng ý chuyển nhượng cho Bảo Sơn và các cổ đông 100% vốn cổ phần của các cổ đông (được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) và phần vốn góp bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời tính đến ngày chuyển nhượng cùng toàn bộ diện tích đất, tài sản trên đất, bản quyền thương hiệu sản phẩm của các đơn vị sau:
1. Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long
Trả lờiXóa2. Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long
3. Trường phổ thông Võ thuật Bảo Long.
Tổng giá trị Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần được hai bên ký kết là 227.513.174.701 đồng.
Và theo Hợp đồng số 01/CNVCP&TS/BL-BS được ký giữa hai bên thì: Hai bên cùng thỏa thuận giá chuyển nhượng toàn bộ vốn cổ phần của các cổ đông (được ghi danh sách trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) và phần vốn góp bổ sung của các cổ đông có giá trị sinh lời tính đến ngày chuyển nhượng cùng toàn bộ diện tích đất, tài sản trên đất, hạ tầng kỹ thuật bao gồm cả các công trình ngầm, trạm xử lý nước thải, trạm biến áp… (trừ máy phát điện vẫn thuộc quyền sở hữu của ông Khai), cây cối hoa màu, bản quyền thương hiệu sản phẩm.
Cũng theo hợp đồng trên thì, Bảo Sơn không nhận chuyển nhượng máy móc, thiết bị, cộng cụ, y cụ, ôtô, dụng cụ phục vụ sản xuất bào chế thuốc, nguyên vật liệu, dược liệu tồn kho và thành phẩm đã chế biến.
Như vậy, theo hợp đồng này, Bảo Sơn đã là đại diện hợp pháp của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long; Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long và Trường phổ thông Võ thuật Bảo Long.
Bảo Sơn được gì ở Bảo Long?
Sau khi thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan được nêu trong Hợp đồng số 01/CNVCP&TS/BL-BS, ngày
26/4/2011, tại trụ sở của Tập đoàn Bảo Long, với sự có mặt của ông Nguyễn Hữu Khai, ông Nguyễn Hữu Sinh, bà Lê Thúy Hằng đại diện cho 100% cổ phần bên chuyển nhượng (Tỉ lệ vốn góp được Bảo Long thay đổi sau khi Hợp đồng số 01/CNVCP&TS/BL-BS được ký) và bên nhận chuyển nhượng là Tập đoàn Bảo Sơn với đại diện là bà Nguyễn Thanh Thủy, ông Nguyễn Trường Sơn, bà Nguyễn Thị Thu Hà, bà Lê Thị Tuyết Hoa, các bên đã tiến hành ký Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của Tập đoàn Bảo Long và cổ đông cho Tập đoàn Bảo Sơn và cổ đông. Theo đó:
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/2011/HĐCN-BL được ký vào ngày 26/4/2011 nêu rõ: Ông Nguyễn Hữu Khai chuyển nhượng toàn bộ cổ phần có giá trị là 90 tỉ, tương ứng với 900.000 cổ phần, chiếm 60% tổng vốn điều lệ cho Tập đoàn Bảo Sơn và ông Nguyễn Trường Sơn.
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 02/2011/HĐCN-BL được ký vào ngày 26/4/2011 nêu rõ: Bà Lê Thúy Hằng chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần có giá trị là 52,5 tỉ đồng, tương ứng với 525.000 cổ phần, chiếm 35% tổng số vốn điều lệ cho bà Lê Thị Tuyết Hoa, bà Nguyễn Thanh Thủy, bà Nguyễn Thị Thu Hà.
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 03/2011/HĐCN-BL được ký vào ngày 26/4/2011 nêu rõ: Ông Nguyễn Hữu Sinh chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần có giá trị là 7,5 tỉ đồng, tương ứng với 75.000 cổ phần, chiếm 5% tổng số vốn điều lệ cho bà Nguyễn Thị Thu Hà.
Và đến ngày 23/5/2011, tại Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long, với sự có mặt của ông Nguyễn Hữu Khai (người chiếm 58,82% cổ phần), ông Nguyễn Hữu Sinh (người chiếm 17,65% cổ phần), bà Lê Thúy Hằng (người chiếm 19,61% cổ phần), ông Nguyễn Văn Huệ (người góp 1,96% cổ phần), bà Lưu Tố Phấn (người chiếm 1,96% cổ phần) – đại diện cho 100% cổ phần bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng là ông Nguyễn Trường Sơn, Tập đoàn Bảo Sơn với người đại diện là bà Nguyễn Thị Thu Hà, bà Nguyễn Thanh Thủy, các bên đã tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng vốn góp của Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long cho Tập đoàn Bảo Sơn và các cổ đông. Theo đó:
Trả lờiXóaHợp đồng chuyển nhượng vốn góp số 01/2011/HĐCN ký ngày 23/5/2011 nêu rõ: Ông Nguyễn Hữu Khai chuyển nhượng một phần vốn góp của mình là 2.550.000.000 đồng chiếm 50% tổng vốn điều lệ công ty cho Tập đoàn Bảo Sơn (người đại diện là ông Nguyễn Trường Sơn) và 449.820.000 đồng chiếm 8,82% vốn điều lệ công ty cho ông Nguyễn Trường Sơn.
Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp số 02/2011/HĐCN ký ngày 23/5/2011 nêu rõ: Ông Nguyễn Hữu Sinh chuyển nhượng một phần vốn góp của mình là 570.018.000 đồng chiếm 11,18% tổng vốn điều lệ công ty cho ông Nguyễn Trường Sơn và 329.970.000 đồng chiếm 6,47% vốn điều lệ công ty cho bà Nguyễn Thị Thu Hà.
Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp số 03/2011/HĐCN ký ngày 23/5/2011 nêu rõ: Bà Lê Thúy Hằng chuyển nhượng một phần vốn góp của mình là 435.030.000 đồng chiếm 8,53% tổng vốn điều lệ công ty cho bà Nguyễn Thị Thu Hà và 565.080.000 đồng chiếm 11,08% vốn điều lệ công ty cho bà Nguyễn Thanh Thủy.
Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp số 04/2011/HĐCN ký ngày 23/5/2011 nêu rõ: Ông Nguyễn Văn Huệ chuyển nhượng một phần vốn góp của mình là 99.960.000 đồng chiếm 1,96% tổng vốn điều lệ công ty cho bà Nguyễn Thanh Thủy.
Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp số 05/2011/HĐCN ký ngày 23/5/2011 nêu rõ: Ông Lưu Tố Phấn chuyển nhượng một phần vốn góp của mình là 99.960.000 đồng chiếm 1,96% tổng vốn điều lệ công ty cho bà Nguyễn Thanh Thủy.
Tất cả các Hợp đồng trên đều được tiến hành theo các quy định hiện hành của Bộ luật Dân sự Việt Nam, Luật Doanh nghiệp và bên chuyển nhượng cổ phần và chuyển nhượng góp vốn đều cam kết đã nhận đủ tiền và không kiện cáo gì. Và trong các biên bản họp đại hội đồng cổ đông của Tập đoàn Bảo Long và biên bản hợp hội đồng thành viên Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long, các bên liên quan cũng đi đến thống nhất: thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của Tập đoàn Bảo Long và Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long.
Qua đó thấy rằng, mọi thủ tục mua bán trong thương vụ trên đều được các bên tiến hành một cách đầy đủ và hoàn chỉnh theo quy định của pháp luật. Và chỉ với riêng những nội dung được ghi rõ ràng và đầy đủ trong Hợp đồng số 01/CNVCP&TS/BL-BS thì chúng ta có thể khẳng định, thương vụ trên đã được hoàn thành theo đúng trình tự quy định của pháp luật với đầy đủ chữ ký của các thành viên trong HĐQT của Bảo Long.
Vấn đề khúc mắc nếu có ở đây chỉ là quá trình thực hiện hợp đồng trên như thế nào mà thôi. Và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới một loạt các thông tin trái chiều được cả hai bên đưa ra trong thời gian vừa qua.
(Còn tiếp)
Theo Nhóm phóng viên
PetroTimes
Hiện nay trên các trang mạng đang đăng rất nhiều thông tin đa chiều về Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, Chân dung quyền lực cũng xin đưa ra những nhận định, đánh giá bản chất các "sự kiện Phùng Quang Thanh" để tránh cho người dân Việt Nam một sự ngộ nhận lớn: Sự ngộ nhận về thay đổi. Sẽ không có bất cứ một sự thay đổi tích cực nào từ ông Nguyễn Tấn Dũng và bộ sậu của ông ta…
Trả lờiXóaDư luận Việt Nam tuần qua nóng lên về ông Phùng Quang Thanh, Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam. Trên các mạng xã hội, thông tin ông Thanh bị ám sát tại Pháp được chia sẻ một cách chóng mặt. Sau một tuần thì báo Tuổi Trẻ chính thức đưa tin là ông Thanh đang được điều trị tại Pháp vì nghi là ung thư phổi. Một tin đồn khác, cũng xuất phát từ nguồn tin ông Thanh bị ám sát là việc tại Hà Nội đã xảy ra một cuộc "đảo chính cung đình" trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Kết quả là phe ông Nguyễn Tấn Dũng đã dành thắng lợi áp đảo trước phe đảng do ông Nguyễn Phú Trọng cầm đầu.
Các tin tức và bình luận ăn theo sự kiện này nở rộ trên mạng xã hội và thông tin lề trái. Thái độ hả hê và vui mừng của cư dân mạng trước việc ông Thanh bị ám sát là dễ thấy nhất. Uy tín của ĐCSVN chưa bao giờ lại thê thảm đến như vậy. Dù gì thì ông Thanh cũng là một con người và việc một con người bị ốm đau, bệnh tật hay chết đi luôn là một mất mát cho gia đình và người thân. Sở dĩ ông Thanh bị nguyền rủa là vì ông mang một trọng trách rất lớn trong ĐCSVN, mà cái đảng của ông là một tổ chức chính trị bị người dân thù ghét nhất hiện nay, vì vậy nếu có trách thì ông hãy trách chính mình và cái đảng của ôn
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (THDCĐN) là một tổ chức chính trị đối lập của người Việt Nam, vì vậy trước một sự kiện đang gây bàn tán trong dư luận, thiết nghĩ chúng tôi cũng cần lên tiếng. Thật ra "sự kiện Phùng Quang Thanh" này chúng tôi đã tiên liệu từ rất lâu, nó không có gì đáng để ầm ĩ và gây chú ý. Nếu những ai thường xuyên theo dõi báo điện tử eThông Luận và những ai đã đọc Dự Án Chính Trị 2015-Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai thì đều biết đến nhận định của chúng tôi là "chế độ độc tài đảng trị" đang chuyển hóa thành "chế độ độc tài cá nhân trị" do ông Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu. Trong Chương 3: Việt Nam trước một khúc quanh lịch sử trọng đại, có viết: "Đảng Cộng Sản đã phân hóa. Nó không còn một lý tưởng chung để gắn kết các đảng viên. Đã thế tham nhũng, bất tài và vô đạo đức còn gây sự ganh ghét và khinh thường lẫn nhau trong toàn bộ đảng, kể cả ở cấp cao nhất. Bộ chính trị không còn quyền lãnh đạo tối cao vì mâu thuẫn với ban chấp hành trung ương, một định chế không thường trực nhưng lại có thẩm quyền tối hậu trong việc chỉ định và kỷ luật các cấp lãnh đạo. Đảng Cộng Sản chỉ còn là một hư cấu. Chế độ như một con tầu không còn đoàn thủy thủ và đang chuyển hóa từ độc tài đảng trị sang độc tài cá nhân. Sự chuyển hóa này diễn ra trong những điều kiện rất bất lợi: đảng phân hóa cùng cực, nhân dân thù ghét trong khi không có một nhân vật nào có uy tín. Tình trạng chỉ có thể dẫn tới sự sụp đổ". Ông Nguyễn Gia Kiểng, cách đây ba năm (năm 2012) đã có một bài phân tích về chủ đề này, bài "Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chết".
Trả lờiXóaChúng tôi thấy cần lên tiếng là để tránh cho người dân Việt Nam một sự ngộ nhận lớn: Sự ngộ nhận về thay đổi. Sẽ không có bất cứ một sự thay đổi tích cực nào từ ông Nguyễn Tấn Dũng và bộ sậu của ông ta. Có thể ông ta sẽ tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin hay cả khi ông ta giải tán hoàn toàn ĐCSVN. Bản chất của chính quyền vẫn không thay đổi. Sự thay đổi nếu có, cũng chỉ là tên gọi và hình thức bên ngoài, nội dung bên trong vẫn như cũ. Lý do đơn giản là vì đây chỉ là chặng đường tự nhiên trong quá trình đào thải của một chế độ độc tài toàn trị. "Kinh nghiệm của mọi quốc gia đã chứng tỏ rằng một chính đảng chỉ có thể xây dựng và giữ gìn được nếu được quan niệm như một kết hợp để thể hiện một tư tưởng chính trị và để thực hiện một dự án chính trị.
Khi không còn chức năng đó nó không còn lý do tồn tại và số phận chờ đợi nó là một cái chết chắc chắn. Hy vọng duy trì một đảng cầm quyền bằng quyền lợi, nhất là quyền lợi bất chính, là một hy vọng hão huyền luôn luôn bị thực tế bác bỏ. Quyền lợi chỉ chia rẽ chứ không bao giờ đoàn kết những con người trong một chính đảng". ĐCSVN không còn bất cứ một "tư tưởng chính trị" và một "dự án chính trị" nào nữa nên nó phải chết. Ông Nguyễn Tấn Dũng có loại bỏ được phe đảng cũng chỉ vì phe ông ta là mạnh nhất và đã đến lúc phe ông ta không muốn chia phần cái bánh cho những phe nhóm khác. Mô hình của Việt Nam trong tương lai sẽ giống như mô hình nước Nga của Putin.
Trả lờiXóaChúng ta cần nhớ rằng Việt Nam vẫn còn gần 500 ông tướng quân đội nữa. Không có ông Phùng Quang Thanh này sẽ có ông Phùng Quang Thanh khác. Một câu hỏi đặt ra là ai sẽ thay thế ông Phùng Quang Thanh? Khả năng người thay thế ông Thanh sẽ là tướng Nguyễn Chí Vịnh. Ông tướng Vịnh này thế nào thì mọi người còn nhớ cả, ông ta từng tuyên bố là Việt Nam không còn băn khoăn gì khi hợp tác toàn diện với Trung Quốc và Trung Quốc không bao giờ lấy đất, lấy đảo của Việt Nam… Ông ta cũng là người luôn nhắc đi nhắc lại rằng Việt Nam sẽ không liên minh với nước khác để chống nước thứ ba, tức là Trung Quốc. Ông ta cũng mới tuyên bố rằng tình hình bất ổn nên Việt Nam không nên đứng hẳn về một phía nào… Không hiểu ông ta không biết thật hay là ông ta cố tình đánh lừa người dân Việt Nam? Thứ nhất liên minh quân sự giữa các nước trên thế giới hiện nay là bình thường và mục đích của các liên minh không phải là chống nước này, nước kia mà là bảo vệ cho các nước thành viên. Việt Nam nếu liên minh với một nước nào đó cũng là để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam chứ không phải để đánh nhau với Trung Quốc. Là một ông tướng ba sao mà ông Vịnh không hiểu được điều giản dị đó sao? Thứ hai, thế giới càng bất ổn, nguy cơ chiến tranh càng cận kề thì càng phải nhanh chóng lựa chọn đồng minh. Phải biết mình cần ai? Ai có thể giúp mình bảo vệ được đất nước? Ai là kẻ đang uy hiếp và đe dọa mình?...
Phụ họa cho ông Vịnh là ông thượng tướng, phó chủ tịch quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, người phụ trách an ninh quốc phòng, với tuyên bố rất sốc rằng: "Không phải lúc nào cũng hô hào đánh nhau (với Trung Quốc), đánh nhau thì làm sao ổn định làm ăn… Ai tài giỏi thì thử chỉ huy ra đó coi có thắng không? Đánh được rồi nhưng có giữ được không?"
Trả lờiXóaVới tư duy và não trạng này của các ông tướng Việt Nam và ĐCSVN thì liệu người dân Việt Nam có nên đặt hy vọng gì vào họ hay không? Ngày xưa nước Mỹ còn hùng mạnh hơn cả Trung Quốc bây giờ nhưng ĐCSVN vẫn hô hào "còn cái lai quần cũng đánh"! Sao hồi đó ĐCSVN không giữ hòa bình và ổn định để "làm ăn"? Thật ra ngày xưa các ông lãnh đạo chưa có gì nhiều nên các ông sẵn sàng thí mạng dân đen để đem vinh quang về cho mình, nay các ông có cả giang sơn Việt Nam trong tay nên các ông hèn, các ông sợ chiến tranh, vì chiến tranh làm các ông mất nhiều thứ và không "làm ăn" được gì! Tuy nhiên các ông phải nhớ đến câu nói nổi tiếng của một danh nhân rằng "Một dân tộc tìm cách tránh chiến tranh bằng cái giá của sự nhục nhã thì cuối cùng sẽ nhận lấy cả sự nhục nhã và chiến tranh".
Một lần nữa chúng tôi muốn khuyến cáo người dân Việt Nam rằng, đừng bao giờ đặt hy vọng hay trông chờ vào sự thay đổi từ phía ĐCSVN hay những thay đổi trong nội bộ của nó. Giải pháp cho đất nước chỉ có thể đến từ các lực lượng chính trị dân chủ ngoài đảng cộng sản. Đừng mất công tưới nước cho một gốc cây đã mục ruỗng. Hãy dành sự quan tâm và chú ý cho những chồi non đã mọc.
Một tổ chức chính trị dân chủ đối lập yêu nước, lương thiện, có hiểu biết, có tầm vóc, có khả năng thay thế cho ĐCSVN sẽ là giải pháp duy nhất để mang lại những thay đổi thực sự cho đất nước Việt Nam. Một tổ chức như vậy chỉ có thể hình thành và trở nên hùng mạnh để làm đối trọng và thay thế cho ĐCSVN chỉ khi được người dân Việt Nam ủng hộ và nhìn nhận.
Trả lờiXóaTHDCĐN vẫn kiên trì theo đuổi công việc của mình là đưa ra một Dự Án Chính Trị như là một đề nghị và là một giải pháp thay thế cho giải pháp cộng sản đã thực thi tại Việt Nam suốt 70 năm qua. Nếu người dân Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp trí thức tinh hoa của dân tộc ủng hộ cho giải pháp thay thế đó của chúng tôi thì hãy lên tiếng và đồng hành với chúng tôi để rồi cùng chúng tôi giới thiệu Dự Án Chính Trị đó đến với mọi người dân Việt Nam. Khi đa số người dân Việt Nam hiểu và chia sẻ với Dự Án Chính Trị đó của chúng ta thì sự thay đổi chắc chắn sẽ diễn ra.
Chế độ độc tài đảng trị hay độc tài cá nhân trị rồi sẽ nhanh chóng đi vào lịch sử vì đó là qui luật tất yếu của cuộc sống. Chúng tôi không lo và không đặt vấn đề là khi nào ĐCSVN cáo chung, bởi vì đối với chúng tôi ĐCSVN đã chết, chỉ có điều là nó chưa được chôn mà thôi. Điều khiến chúng tôi lo nghĩ nhiều nhất và ưu tư nhiều nhất đó là chế độ nào sẽ thay thế cho chế độ cộng sản, liệu người dân đã chuẩn bị tâm lý cho một tương lai khác, một cuộc sống khác với một tư duy và hành động khác hay chưa? Chúng ta sẽ xây dựng lại đất nước như thế nào? Phải bắt đầu từ đâu? Mục tiêu và các giá trị dân chủ sẽ được áp dụng và thực thi ra sao? ...Tất cả những ưu tư đó cùng với các giải pháp đồng bộ để đạt được mục tiêu tối thượng là dân chủ hóa đất nước đó đã được chúng tôi trình bày rõ ràng và đầy đủ trong cuốn sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai. Đây là Dự Án Chính Trị lớn nhất của THDCĐN từ trước đến nay. Dự Án này là một công trình nghiên cứu về khoa học chính trị công phu nhất, đồ sộ nhất và tâm huyết nhất của chúng tôi hơn 30 năm qua.
Hãy mua và tìm đọc sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai để biết rõ những gì cần làm trong hiện tại và trong cả tương lai. Khi mọi người Việt Nam đều nắm rõ lộ trình đi tới tương lai và chương trình hành động trong hiện tại thì khi đó chúng ta sẽ không mất thì giờ hay xao nhãng vì những chuyện không quan trọng như việc ông Phùng Quang Thanh có bị ám sát chết hay là không …Việt Nam đang tụt hậu rất xa so với khu vực và thế giới, đừng để mất thêm thời gian vô ích và nhất là đừng để các phe nhóm hay các thế lực chính trị mờ ám dẫn dắt và thao túng chúng ta.
Trả lờiXóa